Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

THÂN GÁI MƯỜI HAI BẾN NƯỚC

                                                               THÂN GÁI MƯỜI HAI BẾN NƯỚC
Thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu" - câu này từ thời còn nhỏ mình đã nghe các bà các cụ các mẹ các cô các chị nhắc đến nhiều như là cái chép miệng an phận của người phụ nữ Việt chịu thương chịu khó chịu đựng xưa nay, đặc biệt nó được nhắc nhiều hơn trong thi ca. Đơn cử cảm hứng cho bài viết này có được khi nhà hàng xóm mở oang oang đoạn vọng cổ “Thân gái 12 bến nước” do các nghệ sĩ Lệ Thuỷ - Phượng Liên ca (ấy là mình cái tên đoạn vọng cổ ấy nó phải thế) mùi mẫn đến bần thần thương cho các cô gái sắp lấy chồng thì ít mà thương các mẹ có các cô gái sắp lấy chồng thì nhiều. “Trong” thì các cô “nhờ” là lẽ phải rồi nhưng “đục” liệu các cô có “chịu” hay không (!?). Quay lại chủ đề ban đầu, câu hỏi nhiều người đặt ra tại sao là “12” bến nước mà không là con số nào khác? Có người nói là “Thân gái 2 bên nước mới đúng hơn, vì chỉ có BẾN ĐỤC và BẾN TRONG? Có thể là nó xuất phát từ ý niệm dân gian nên sẽ có nhiều cách lý giải. Sơ lược các cách lý giải sau: 
1.Theo phong tục phương Đông khi người con gái được gả chồng, người ta hay đi xem tuổi. Và con số 12 ám chỉ hình tượng 12 CON GIáP để xem hậu vận hôn nhân của người con gái với người sắp cưới làm chồng. Mỗi người con trai mang một con giáp: Tý- Sửu- Dần- Mẹo- Thìn- Tỵ- Ngọ- Mùi- Thân- Dậu- Tuất- Hợi, kết hợp với con giáp của nguời con gái sẽ tính đến việc HỢP trong hôn nhân. Trước tiên là hợp tuổi vì sự xung khắc con giáp cũng có liên hệ quan trọng đến hạnh phúc người con gái, họ phải dựa trên số tuổi 12 con giáp (họ lấy chồng kiểu gì cũng không thể thoát khỏi 12 con giáp ấy được) để được gả cho hợp tuổi, đáp ứng sự tương đồng, vì thế mà nên câu “thân gái 12 bến nước”. 
 Một điều cần bàn luận thêm ở đây là với mỗi con giáp sẽ tượng trưng người con trai là BẾN NƯỚC còn người con gái là THUYỀN; điều này khá mâu thuẫn với nhiều quan niệm cho rằng BẾN NƯỚC/ BẾN BỜ là chỉ người con gái với sự chờ đợi của họ, còn THUYỀN là người con trai bôn ba trên năm châu bốn bể, rong ruổi đến khi nào tìm được BẾN NƯỚC/ BẾN BỜ dành riêng cho mình, nếu may mắn thì họ sẽ không nhận Hải tặc làm bến bờ của đời họ…
               2. Ngày xưa, thời kỳ từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến chế độ phong kiến Trung Quốc mà rõ nhất là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, hệ thống các loại hình công việc và địa vị trong xã hội được phân theo 12 CẤP BẬC: Canh- Tiều- Ngư- Mục- Sĩ- Nông- Công- Thương- Công- Hầu- Bá- Tử. Trong đó Sĩ- Nông- Công- Thương- Ngư- Tiều- Canh- Mục là 8 ngành nghề xếp theo thứ tự ưu tiên; Công- Hầu- Bá- Tử là 4 thứ bậc cao cấp về quyền lực. Con số 12 ra đời từ số 8 và 4 này. Có một điều cần lưu ý là thời kỳ này thì nghề như ca hát không được xếp vào loại nào hết (có câu: "xướng ca vô loại"). 
Cũng trong thời kỳ này, phận nữ nhi thì “tam tòng tứ đức”, bởi vậy tương lai của người con gái khi theo chồng là hoàn toàn phụ thuộc vào thân phận người chồng. Lúc bấy giờ thì người ta xem thân phận của người phụ nữ cũng giống như “bèo dạt hoa trôi” và cũng tùy hên xui may rủi mà được ghé vào bến bờ nào đó như ý hay ngược lại. Và từ thực tế này mà người ta dùng từ BẾN NƯỚC để chỉ người chồng tương lai của một người phụ nữ.Tất nhiên trong mọi thời đại thì người phụ nữ nào cũng mong có mơ ước lấy được một tấm chồng có địa vị trong xã hội. Và 12 ngành nghề lúc bấy giờ được coi là những ngành nghề chủ yếu, trong đó có nghề sang có nghề hèn (ví dụ nghề Ngư và Mục được coi là những nghề hạ bạc) và được ví như nước dục nước trong. Thành ngữ 12 bến nước từ đó được dùng với hàm ý chỉ thân phận của người chồng sắp cưới của người con gái. 
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét