Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

BÀI THƠ CHIỀU TỐI

Mộ của Hồ Chí Minh
I.                     Tìm hiểu chung
Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù”cảm hứng được gợi ra từ cuộc chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
Chiều tối là tâm điểm kết thúc một ngày đi với “53 cây số một ngày – Áo mũ dầm mưa rách hết giày” đó là lúc mệt mỏi nhất. Vậy mà Bác vẫn có thơ, lại là thơ hay. Điều đó thể hiện bản lĩnh, tài năng của thi sĩ, chiến sĩ vĩ đại.
II. Phân tích
1. Hai câu đầu- khung cảnh thiên nhiên lúc trời tối
Bác không nói chiều mà người đọc vẫn nhận ra cảnh chiều bởi người đã vẽ lên một bức tranh cảnh vật với cánh chim chiều mỏi mệt đang bay về tổ và chòm mây lẻ loi đang lơ lửng giữa tầng không bằng những nét chấm phá, Bác đã gợi ra khung cảnh thiên nhiên mang đậm dấu ấn cổ điển phương đông. Hình ảnh chim bay về tổ, về núi thường mang ý nghĩa biểu tượng cho chiều tà:
        Chim bay về núi tối rồi
                                    (Ca dao)
      Chim hôm thoi thót về rừng
                                    (Nguyễn Du)
Trong thơ Bác cũng thế: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” – vừa là một nét phác họa không gian vừa gợi ra ý niệm thời gian
Mặc dù vậy, hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa “cánh chim bay” mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong “cánh chim mỏi mệt” có thể thấy một sự gần gũi tương đồng giữa cánh chim mỏi mệt sau ngày kiếm ăn. Với người tù đã thấm mệt sau một ngày vất vả lê bước đường trường. Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh trong ý thơ cũng có sự hòa hợp giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật tự nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy là nguồn yêu thương mênh mông của Bác dành cho mọi sự sống trên đời.
Hình ảnh “chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” gợi nhớ câu thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng hạc Lâu”: “ ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” và thơ Nguyễn Khuyễn: “Tầng mây lơ lửng” vẫn là một thi hiệu quen thuộc nhưng mây trong thơ Bác không gợi sự vĩnh viễn hay mang cái khắc khoải mơ hồ của người trước hư không. Mà là chòm mây cô đơn chậm chậm trôi giữa bầu trời bao la. Chòm mây như có hồn người nó như mang cái tâm trạng lẻ loi đơn độc và cái băn khoăn trăn trở chưa biết tương lai phía trước sẽ đi về đâu của người tù nơi đất khách

Hai câu đầu của bài Chiều tối còn gợi nhớ câu thơ của Lý Bạch trong bài “ độc toại kính đình sơn” “một mình trên núi Kính Đình”
      Chúng điểu cao phi tận
      Cô vân độc khứ nhàn
      (Bầy chim một loạt bay cao
      Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình)
Nếu cánh trong thơ Lý Bạch bay mất hút vào trong cõi vô tận thì trong thơ Bác đó là cánh chim của đời sống hiện thực nó bay theo cái nhìn quen thuộc và bình ổn của cuộc sống: sáng bay đi kiếm ăn tối bay về rừng tìm chốn ngủ. áng mây của Lý Bạch bay nhàn tản gợi cảm giác thoát tục còn chòm mây trong bức tranh thơ của Bác toát lên vẻ yên ả thanh bình của đời sống thời ngày
Cần nhớ rằng Bác viết những câu thơ này trong cảnh ngộ của người tù bị giải đi từ lúc “ gà gáy một lần đêm chửa tan” phải hứng chịu “rát mặt đêm thu trận gió hàn” phải trải qua “ 53 cây số một ngày” đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta sẽ nhận ra
Dù trong hoàn cảnh nào tân hồn của Bác cũng hướng về thiên nhiên, từng bức tranh thiên nhiên ta tấy một cái nhìn trìu mến dõi theo từng biểu hiện của tạo vật đằng sau cái nhìn ấy cháy bỏng và khắc khoải một ước mong sum họp một niềm khát khao tự do mệt mỏi đau đớn và chán trường vậy mà cảm hứng thơ vẫn đếnvới bác không có chân dung người khổ ải mà chỉ hiện ra cái dáng vẻ phong độ của bậc cao nhân mặc khách đang ung dung thư thái thưởng ngoại cảnh chiều hôm nơi núi rừng nếu không có ý chí, bản lãnh kiên cường và sự tự chủ tự do hoàn toàn ở tinh thần của bác thì khó có được vần thơ cảm nhận thiên nhiêu sau sắc tinh thế như thế trong hoàn cảnh tù đầy khốc liệt
Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình trên đó là cảnh ngộ và tâm trạng của người tù xa xứ như tình cảm rất nhân bản .
Hai câu sau bức tranh sinh hoạt của người nơi xóm núi
thiên nhiên…. người
chiều…. vạn … tối
u ám…. ấm áp
cảnh sinh hoạt bên là người
Từ hai câu đầu đến hai câu sau mạch thơ có sự vận động chuyển đổi từ khung cảnh thiên nhiên chuyển sang bức trah đời sống con người không gian núi rừng hoang vu dường chỗ cho không gian xóm núi ấm áp đêm tối đã thay cho chiều tàn trung tâm của bức tranh là người song không phải là nhưng người nhỏ bé mờ nhạt thiếu vắng sự sống đang vận động và ta thường thấy trong thơ cổ
   Lom khom dưới núi tiều vài chú
  Lác đác bên sông chợ mấy nhà
                  (Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo ( Nguyễn Khuyến)
Còn trong thơ Bác hình ảnh cô gái xay ngô thoát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh đầy sức sống thiếu nữ miền sơn cước cũng không bị hòa lẫn vào cảnh vật hay trở lên nhỏ bé yếu ớt. trái lại cô chính là điểm sáng của bức tranh, là trung tâm của cảnh vật, công việc lao động của cô, ngọn lửa hồng từ lò than và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã là bừng sáng và sưởi ấm cả không gian núi rừng. Chiều tối âm u heo hút khung cảnh ấy dễ đem lại cho người đi đường nhất là người tù hơi ấm của sự sống niềm vui và niềm hạnh phúc bình dị thường nhật.
Một lần nữa ta nhận ra cái nhìn trìu mến của Bác, cái nhìn ấy tự nhiên như bao người khác, vừa thể hiện sự quan tâm và yêu thương của nững người lao động. hai câu thơ có sắc điệu tươi vui cho thấy một người phấn khích thích thú trước vẻ đẹp của đời sống. Thường đang dâng trào trong tâm hồn của nhà thơ, dường như Người đã hoàn toàn quên đi cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống để đồng cảm sẻ chia với niềm vui niềm hạnh phúc bình dị của người lao động vất vả nhưng tự do và tự chủ
Trong sự vận động của nhà thơ có sự cảm thong có sự chảy trôi của dòng thời gian. Bản dịch đã them vào chữ “ tối”trong nguyên tác. Bác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời tối và thời gian đang trôi dần từ chiều tà đến đêm khuya
Ba chữ ma bao túc ở cuối câu ba được điệp vòng ở đầu câu bốn “….”đã tạo nên sự nối âm liên hoàn nhịp nhàng như vừa diễn tả cái vòng tay không dứt động tác xay ngô vừa diễn tả sự lưu chuyển thời gian từ chiều đế tối. Mặt khác, chính chữ hồng ở cuối bài thơ cũng khiến người đọc hình dung. Với một chữ ‘hồng” Bác đa làm sáng rực lên tất cả bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã nặng nề diễn tả trong ba câu đầu đẫ làm sang rực lên khuôn mặt cô em khi xay xong cối ngô. với chữ hồng đó ai có còn có cảm giác mệt mỏi nhọc nhằn nửa đâu mà chỉ thấy màu đỏ nhuốm lên bóng đêm
Như vậy cũng giống như nhiều bài thơ khác của Bác hiện tượng thơ trong chiều tối vận động thật khỏe khoắn bất ngờ và theo xu hướng phát triển: từ ánh chiều âm u tăm tối, đến ánh lửa rực hồng ấm áp, từ mệt mỏi đến khỏe khoắn, từ buồn đến vui. Sự vận động này cho thấy cái nhìn tràn  đầy niềm lien quan yêu đời thể hiện một tâm hồn luôn hướng về sự sống ánh sang và tuowg lai của nhà thơ. chiến sĩ Hồ Chí Minh
III. Tổng kết
Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh chiều nơi sơn cước mà trên hết và toát lên từ toàn bộ thi phẩm là hình tượng nhân vật tâm tình có tấm lòng yêu thương rộng lớn luôn luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống trên đời. Người đã quên đi cảnh ngộ của bản thân, sự đau khổ của thân xác, sự mệt mỏi của tinh thần để yêu thương nâng niu một áng mây trôi, một chuyển động vất vả nhưng rất đỗi bình dị tự do của người,
Nghệ thuật của bài thơ vừa có nét cổ điển (biện pháp chấm phá điểm xuyết  ước lệ với những thi liệu xưa cũng vừa có nét hiện đại ( biện pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã đời thường, người là thương tâm của bức tranh thiên nhiên ) . chỉ bằng một vài nét khác họa nhà thơ đã thu được cái linh hồn của tạo vật, đồng thời kín đáo thể hiện cảnh ngộ và nỗi lòng của bản thân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét