Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX


MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX


 






































I. Phiên âm quốc ngữ: (phiên âm truyện Nôm)
            Phiên âm quốc ngữ là chuyển từ hình thức tồn tại bằng Hán Nôm sang quốc ngữ.
            - TrươngVĩnh Ký                          Kim Vân Kiều truyện  (1875).
                                                                 Lục súc tranh công (1884).
                                                                     Lục Vân Tiên truyện, Phan Trần truyện (1889)

            - Phan Đức Hòa – Nhị độ mai (1884).
- Nguyễn Hữu Thoại – Văn Doan diễn ca (1896).
- Lương Khắc Ninh – Sãi Vãi (1901).
- Huỳnh Tịnh Của                       Quan Âm diễn ca (1903).
                                                               Trần Sanh diễn ca (1905).
                                                               Chinh phụ ngâm, Bạch Viên Tôn Các,
       Thoại Khanh Châu Tuấn, Chiêu Quân cống
        Hồ (1906).   
      => Việc phiên Nôm và xuất bản các truyện Nôm dưới hình thức quốc ngữ, người Việt Nam không coi là một phong trào nhất thời. Nó kéo dài nhiều năm tồn tại song song với nền biên khảo văn học. Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên trong việc phiên âm quốc ngữ đem lại hình thức tồn tại mới, sức sống mới cho văn học đặc biệt cho các truyện Nôm vốn rất được yêu thích trong dân gian. Hình thức đọc cũng là một cách trau dồi quốc ngữ hữu hiệu, đưa quốc ngữ đi sâu vào đời sống, chuẩn bị cho những mục tiêu to tát hơn sau này.          
             Ý nghĩa hiện đại hóa là nó đã đem lại một sức sống mới và một hình thức tồn tại mới cho các truyện Nôm.

II. Dịch thuật:
       Dịch thuật không đơn giản là chuyển ngữ mà còn dịch văn hóa giới thiệu văn hóa, đối chiếu văn hóa. Một dân tộc biết dịch thuật là một dân tộc có ý thức cao về văn hóa và giao lưu làm phong phú các luồng giao lưu và cân đối các luồng ảnh hưởng, dân tộc hóa các giá trị ngoại lai. Hoạt động dịch thuật ở Việt Nam gần như chỉ được chính thức là một sinh hoạt học thuật sau khi chữ quốc ngữ thịnh hành.
           - Dịch Hán văn:
             + Dịch kinh sách:
               Ÿ Trương Vĩnh Ký                          Đại Nam quốc sử diễn ca (1875).
                                                                             Trung Dung, Đại Học (1881).
                                                                             Minh Tâm Bửu Giám (1893).
                                                                       Tứ thư (1889).
                                                                       Tam Tự kinh (1884).

        Ÿ Trương Minh Ký                           Kinh Thi (1889)
                                                                  Tiểu học gia ngôn diễn nghĩa (1889).
                                                                  Trị Gia cách ngôn (1895).
                                                                        Ca từ diễn nghĩa (1896).
         + Dịch truyện Tàu: Phức tạp hơn, rất nhiều dịch giả với nhiều truyện, tuồng tích thuộc cả 2 dòng bình dân và bác học: Tam quốc, Thủy Hử, Đông chu liệt quốc → đạt thành tựu rực rỡ.
           - Dịch Pháp văn:
               + Trương Minh Ký                             Truyện Phan Sa (1884)
                                                                        Têlê mặc phiêu lưu ký (1887)
                                                                  Truyện nhi đồng Francinet (1885).
                                                                  Phú bần truyện diễn ca (1896).
                                                                 Robinson trên hoang đảo (1886).

         + Trần Chánh Chiếu                        Tiền căn hậu báo (1907).
                                                                  Ba chàng ngự lâm (1914).

* Các luồng ảnh hưởng Đông Tây trong dịch thuật:
             - Ảnh hưởng Trung Hoa: Suốt nhiều thế kỷ, các tài năng lớn của VHVN thường dấu đi khía cạnh sáng tạo của mình, các hiện tượng như “Tập cổ, vay mượn, biến đổi, xâu chuỗi các chủ đề, biện pháp nghệ thuật, cốt truyện có sẵn” tuy nhiên, bản sắc Việt Nam vẫn được gìn giữ. Sau thời kỳ Trương Vĩnh Ký dịch các sách kinh điển Trung Hoa ra quốc ngữ đến thời kỳ các truyện Tàu được dịch ồ ạt, một thế hệ dịch giả hùng hậu xuất hiện.
           Cụ thể: Nguyễn Chánh Sắt có một công trình khá đồ sộ: Tây Hớn, Đông Hớn, Tam quốc chí, Chung Vô Diệm, Ngũ hổ bình tây, Anh hùng náo tam môn giai, Mạnh Lệ Quân, Nhạc Phi, Thập nhị quả phụ…
     →Dịch văn học Trung Hoa không bị ràng buộc bởi văn học chính thống, tiếp nhận trọn vẹn tinh thần của tác phẩm theo cách dân chủ bình đẳng, tự do. Việc yêu thích truyện Tàu là yêu thích chất lý tưởng của nó. Điều này đã khẳng định người Việt Nam sớm biết vượt qua cái tinh thần lệ thuộc đã biết chọn lọc, khám phá, thưởng thức và yêu mến cái đẹp cái lý tưởng cũng như giá trị nhân bản nhân văn.Cách tiếp nhận các quan điểm tư tưởng và đạo đức Trung Hoa trong văn học quốc ngữ Nam bộ là một sự kiện có ý nghĩa trong quá trình hiện đại hóa, dân tộc hóa các giá trị ngoại lai.
            - Ảnh hưởng Tây phương, nhất là Pháp: Mối giao lưu văn hóa giữa phương Tây với Việt Nam xảy ra muộn trong hoàn cảnh không thuận tiện. Văn học quốc ngữ ở miền Nam đã tỏ ra có cách xử lý riêng trong quá trình tiếp nhận văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp. Phong trào hiện đại hóa theo phong cách phương Tây trong văn chương Việt Nam chỉ được tính tuổi chính thức từ 1932 cho đến khi một thư mục của văn học quốc ngữ ở Nam kỳ được thiết lập với bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự tiếp nhận văn học Pháp đã đến sớm nhất qua các tác phẩm dịch đã xuất hiện ở Nam kỳ từ nửa sau thế kỷ XIX.
        Cụ thể: Robinson trên  hoang đảo, truyện nhi đồng, một số tác phẩm của La Fontaine, Tiền căn hậu báo, Ba chàng ngự lâm.
       → Vậy người miền Nam đã lựa chọn một tinh thần như thế nào? Đầu tiên phải kể đến yếu tố ngẫu nhiên: Những tác phẩm được chọn dịch thường phản ánh những hoàn cảnh cũng như những quan điểm nhân sinh, đạo đức có phần gần gũi với hoàn cảnh và tâm tình con người miền Nam thời kỳ này. Trong những thập niên sau chủ yếu dịch Pháp văn còn hướng vào mục tiêu kinh tế, xã hội, chính trị hướng về phong trào duy tân. Văn học Pháp, khái niệm “phân dòng” (bác học và bình dân) không phải là vấn đề quan trọng và càng không phải là tiêu chí phân định các giá trị văn học. Văn học quốc ngữ miền Nam đã tiếp nhận từ văn học Pháp cái tính chất hài hòa bình đẳng đó. Từ đó xuất hiện tính dân chủ, tính đại chúng, tính thực tiễn trong phương thức sáng tác, lưu hành truyền bá và đặc biệt là tính độc lập trong quá trình tiếp nhận văn học phương Tây.
        => Tóm lại: Dịch thuật văn học miền Nam đã phá bỏ “Thiên triều, mẫu quốc” chỉ còn “bình đẳng”.

III.Phóng tác:
          Là hình thức tiếp nhận chủ động nhưng không giữ nguyên văn bản mẫu được dịch. Phóng tác thường giữ lại đề tài nhưng chủ đề, tư tưởng tác phẩm có thể thay đổi. Trong ba thập niên đầu của thế kỉ XX gắn liền với việc dịch thuật văn học thì phóng tác cũng là một hình thức được nhiều người lựa chọn.
           - Trên báo Lục Tỉnh Tân văn ở Nam kỳ số 32 ra ngày 25/01/1908 đăng bài viết ngắn tựa đề “chuyện mang tiếng oan” của Trần Chánh Chiếu phóng từ truyện ngắn “Đêm No en” của Guy de Maupassant.
            - Một số tiểu thuyết có nguồn gốc phóng tác của Hồ Biểu Chánh trong 2 thập kỷ đầu của thế kỷ XX: “Vậy mới phải “ (1922) → Vở “Le Cid” của Corneiile; “Chúa Tàu Kim Quy” (1922) → “Le comte de Monte cristo”; “Ngọn cỏ gió đùa” (1926) → “ Những người khốn khổ”.
           => Trong các tác phẩm được du nhập vào Việt Nam trong 3 thập kỷ đầu của thế kỷ XX, điều nổi bật nhất là sự hiện diện đậm nét của cảm hứng vĩ mô trong cách tiếp cận đề tài với các vấn đề về tình người, đạo lý, nhân nghĩa… trong một phạm vi cuộc sống rộng lớn. Các nhà văn Việt Nam chủ động, tự chủ trước văn hóa của người, tự tin trước văn hóa của mình, thường quan tâm nhiều đến giá trị tinh thần mà xã hội Việt Nam đòi hỏi chứ không bị ràng buộc vào cái “vỏ tây” bề ngoài. Từ đó dẫn đến xu hướng phóng tác chứ không dịch y nguyên tác, thể hiện ý thức dân tộc hóa mạnh mẽ trong việc dịch thuật các tác phẩm văn học Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đây cũng là nét thống nhất trong quá trình hiện đại hóa của văn học dân tộc.

IV. Nghiên cưú biên khảo, sưu tầm văn học:
            Nền biên khảo bằng quốc ngữ đã được khơi nguồn từ Trương Vĩnh Ký. Bao gồm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn học Đông Tây nhưng chủ yếu là VHVN. Trong đó có mảng VHDG như: Ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, tiếu lâm…là một thành tựu đáng chú ý.
            - Nhắc đến mảng nghiên cứu biên khảo sưu tầm phải nhắc đến Trương Vĩnh Ký – một trí thức lương thiện và ngây thơ muốn đem văn minh Tây học về cho đất nước, là người tiên phong cho nền văn học hiện đại qua mảng nghiên cứu, biên khảo, sưu tầm:
              + Chuyện đời xưa (tuyển tập cổ tích, ngụ ngôn dân gian Việt Nam, 74 chuyện, 1886)
            + Truyện khôi hài (gồm các truyện tiếu lâm dân gian của 3 miền Trung Nam Bắc, có cả truyện Tú Xuất, 1882).
            + Thông Loại Khoái Trình (một tập san đặc biệt dành cho sưu tầm biên khảo văn học, chỉ tồn tại không tới 2 năm 1888 -1889 do Trương Vĩnh Ký chủ biên)
- Kế đến phải kể đến Huỳnh Tịnh Của :
+ Chuyện giải buồn, cuốn 1 gồm 61 chuyện (1886), cuốn 2 gồm 31 chuyện.
            + Truyện khôi hài.
            + Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1896).
            + Sưu tầm Câu hát góp (1910) gồm 1020 câu hò dân gian Nam bộ.
            + Đại Nam quốc âm tự vị (1895) là tự điển quốc ngữ đầu tiên của nền ngữ học Việt Nam.
        - Trương Minh Ký là học trò giỏi của Trương Vĩnh Ký cũng có công trình biên khảo sau:
            + Ca từ diễn nghĩa (1896).
            + Thi pháp nhập môn (1898.)
- Lê Quang Chiểu với Quốc âm thi hợp tuyển (1903).
- Võ Sâm với Thi Phú Văn Từ  (1912).
- Đặng Lễ Nghi với Câu hát kim thời (1915).
- Lê Sum với Việt âm văn tuyển(1919).
- Nguyễn Văn Kính với Nam Âm (1925).
                 => Mảng biên khảo sưu tầm đã xác định một quan niệm mới về sự tồn tại của văn chương trong xã hội, về mối quan hệ giữa văn chương với dân chúng. Nó đại chúng hóa các giá trị văn học bác học, mở rộng quyền hưởng thụ văn học nghệ thuật của toàn dân và thể hiện rõ tính dân chủ của nền văn học hiện đại Việt Nam.

     * Ý nghĩa tiên phong của văn học ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
         - Văn học ở Nam bộ thời kỳ này có tính tiên phong. Vì quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX theo nhiều phương thức như cách tân dần dần văn học truyền thống theo kiểu phương Tây, hoặc gấp rút hiện đại hóa văn học Việt Nam qua con đường tiếp nhận trực tiếp văn học Pháp. Nói cách khác, đó là quá trình chuyển biến từ tiệm tiến đến nhảy vọt. Tiến trình hiện đại hóa của văn học quốc ngữ miền Nam đã diễn ra bằng tất cả các phương thức trên và đồng thời thể hiện khá đầy đủ những nét lớn của quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nói chung (sau giai đoạn đặt nền móng ở miền Nam, sẽ đạt đến thắng lợi hoàn toàn trong thời gian tiếp theo ở miền Bắc).
         - Văn học ở Nam bộ thời kỳ này còn mang tính toàn diện. Điều này thể hiện trong cơ cấu gồm: nghiên cứu văn học (biên khảo sưu tầm); dịch thuật, phóng tác; sáng tác phong phú về thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn; ký, hồi ký, tự truyện ; thơ ca: Trữ tình, chính trị, xã hội; văn chương chính luận).
         - Bên cạnh tính toàn diện, văn học Nam bộ thời kỳ này còn mang tính toàn dân tộc. Mặc dù, nho học bước vào giai đoạn cuối mùa trong xã hội giao thời nhưng ảnh hưởng Nguyễn Đình Chiểu còn tỏ ra rất sâu đậm trong quá trình hiện đại hóa.  Từ đó có thể hiểu tại sao xu hướng đạo lý còn tồn tại khá lâu trong tiểu thuyết và truyện ngắn, tiêu biểu nhất là trường hợp Hồ Biểu Chánh. Do hiện đại hóa sớm nên văn học quốc ngữ Nam bộ một mặt còn gắn bó với phong cách văn chương cổ (Văn biền ngẫu, phong cách ngôn từ truyền thống); mặt khác lại có những cách tân bước đầu rất đáng kể trong việc xây dựng một phong cách ngôn ngữ văn chương không theo con đường quy phạm, mà chú trọng tính chân thực, sinh động, đặc biệt là giữ bản sắc địa phương của lời ăn tiếng nói hàng ngày.
            Trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử miền Nam, việc tiếp nhận ảnh hưởng tây phương trong văn học quốc ngữ là một quá trình phức tạp và tế nhị. Thái độ của văn chương miền Nam đối với cái cũ và cái mới không ồ ạt, quyết liệt mà những dấu hiệu hiện đại hóa diễn ra một cách ôn hòa, thể hiện trong quá trình cách tân và chuyển đổi sâu sắc về cảm hứng, đề tài sáng tác, bên cạnh các yếu tố khác như ngôn ngữ văn chương, cách xây dựng nhân vật…
            => Nói tóm lại: tính toàn diện và tính toàn dân tộc làm nổi bật cho tính tiên phong của văn học ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Sưu tầm
 biên khảo
 
Phiên âm
quốc ngữ
 
 


                                           

 



 - Trương Vĩnh Ký                                                                            - Trương Vĩnh Ký
 - Trương Minh Ký                                                                           - Huỳnh Tịnh Của
       Hán Văn              Pháp Văn
 - Trương Vĩnh Ký       - Trương Minh Ký                             - Hồ Biểu Chánh
 - Trần Phong Sắc        - Trần Chánh Chiếu                           - Trần Chánh Chiếu
 - Nguyễn Chánh Sắt

                                                          => Ý nghĩa tiên phong.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét