Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

ĐIỂN CỐ , ĐIỂN TÍCH TRONG CA DAO NAM BỘ

1.     Khái niệm điển cố, điển tích:
-         Theo Từ điển Hán- Việt của Đào Duy Anh:
Điển cố là những câu chuyện chép trong sách vở xưa.
Còn tích là dấu chân- dấu vết cũ (trong 16 chữ tích khác nhau)
-         Theo Hán- Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng:
 Điển cố những chuyện xưa chép trong sách vở hay những chuyện chép trong sách vở xưa.
Tích là dấu chân, vết chân- việc đời xưa, dấu vết đời xưa để lại hoặc nghĩa là xưa cũ (trong 40 chữ tích khác nhau).
-         Theo Từ điển tiếng Việt của trung tâm từ điển, Hoàng Phê chủ biên thì viết:
Điển cố: sự việc hay câu chữ trong sách vở đời trước được dẫn trong thơ văn. Thí dụ: Bài văn dùng nhiều điển cố.
Điển tích: câu chuyện trong sách đời trước được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm. Thí dụ: Những điển tích trong Truyện Kiều.
Như vậy điển cố, điển tích có nghĩa tương đương nhau, nhưng điển tích nặng về câu chuyện, sự việc kể lại.
-         Theo Từ điển văn học bộ mới:
Điển cố là thuật ngữ của giới nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học cổ trung đại, nhất là văn học cổ trung đại phương Đông, trong phạm vi các nước chịu ảnh hưởng của văn học cổ và trung đại Trung Hoa.
Trong hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhưng đây không phải là lối trích dẫn nguyên văn, mà lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ được đến tích cũ ấy, câu văn cổ ấy. Lối này được gọi chung là dùng điển cố, bao gồm phép dùng điển và phép lấy chữ.
Dùng điển ý nói “sai khiến” các tích cũ chuyện xưa cho thích dụng vào văn mạch của mình. Các điển gồm các tình tiết đã được ghép trong sử sách, kinh truyện, kể các tình tiết hoang đường, hư cấu đã được viết ra trong các tác phẩm nổi tiếng được viết ra trong những tác phẩm nổi tiếng thời trước.
Lấy chữ là mượn dùng lại một vài chữ trong các áng văn thơ cổ vào câu văn của mình, gợi cho người đọc phải nhớ đến câu thơ, câu văn ở tác phẩm thời xưa.
Qua việc tìm hiểu các khái niệm về điển cố, điển tích từ các nguồn tài liệu trên, ta có thể hiểu điển tích, điển cố trong sáng tác văn học là các tác giả mượn dùng lại những tích cũ chuyện xưa hay một vài câu chữ trong các áng văn thơ cổ để diễn tả ý mình.
Trong ca dao, các tác giả dân gian cũng có lí do để vận dụng điển tích trong sáng tác. Ca dao sử dụng những công thức truyền thống, những môtip...để đạt tới mục tiêu trình bày nội dung một bày ca dao một cách ngắn gọn, súc tích. Ca dao là những bài thơ dân gian ngắn, cần phải tiết kiệm lời nên công thức, môtip được dùng khá phổ biến. Thực chất, những công thức, mô tip này cũng là một thứ “điển tích”. Như vậy, có thể nói điển tích xuất hiện trong ca dao có vai trò như một công thức, một mô tip. Điển tích trong ca dao là một loại biểu trưng. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong sáng tác trữ tình của dân gian.
2.                 Điển tích trong ca dao
2.1.         Nguồn gốc
-         Đa số điển tích trong ca dao được mượn từ Trung Quốc:
+ Những điển tích có tên những nhân vật hay sự việc, hiện tượng từ văn học cổ Trung Quốc: ông Tơ bà Nguyệt, Ngưu Lang, Chức Nữ, Nghiêu- Thuấn, Liễu Chương Đài, Bá Nha- Tử Kì, dây tơ hồng, chỉ thắm, trăng già, cầu Ô Thước,...
+ Những điển tích có câu, chữ trong Kinh thi Trung Quốc: “chim phượng- cây ngô đồng”, “ nhất nhật bất kiến như tam thu hề”, “cù lao chín chữ”.
+ Những điển tích có tên địa danh ở Trung Quốc: Hán, Sở, Tần, Tấn, Hồ, Thiên Thai, Đào Nguyên,...
=>Có thể nói các điển tích từ Trung Quốc đã cung cấp cho chúng ta một nguồn ngữ liệu lớn. Chính từ nguồn này mà một số biểu tượng trong ca dao được hình thành.
- Mượn từ văn học cổ Việt Nam: Truyện Kiều của Nguyễn Du, về Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, và một số truyện thơ bình dân như Tống Trân- Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ. Ngoài ra điển tích trong ca dao Việt Nam lấy từ truyện dân gian Việt Nam như sao Hôm, sao Mai, công dã tràng,...
=>Khác với các nhà thơ trung đại Việt Nam trong việc sử dụng điển tích, tác giả ca dao đã mở rộng phạm vi điển tích đến nguồn văn hóa dân tộc.
2.2. Bảng thống kê (phụ lục kèm theo).


2.4. Chủ đề phổ biến trong ca dao có điển tích.
     Theo bảng thống kê bộ phận ca dao có điển tích thì chủ đề về tình yêu nam nữ là phong phú nhất. Chủ đề phổ biến thứ hai đời sống xã hội.
2.4.1. Ca dao có điển tích gắn với chủ đề về tình yêu nam nữ, tình vợ chồng
 Những câu ca dao có vận dụng điển tích thì chủ đề về tình yêu nam nữ là phong phú nhất. Nó phản ánh được mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả chặng đường của nó: giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những thề nguyền, những tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nhớ nhung hoặc sự thất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách...
Có những điển tích trong ca dao vốn đã thể hiện nội dung về tình yêu, hôn nhân như Ông tơ- bà Nguyệt, Ba sinh, Ba Khương, Châu Trần,... được sử dụng theo hướng cũ. Một số nhân vật được biết đến với tư cách là nhà quân sự, nhà du thuyết, võ tướng như Lã Vọng, Quan Công, Tào Tháo,... cũng được dùng trong đề tài tình yêu. Lã Vọng được khai thác một nét tính cách là sự kiên trì chờ đợi thời cơ làm chính khách thành kiên trì chờ đợi đối tượng trong tình yêu. Đặc biệt hơn cả là trường hợp Quan Công- Tào Tháo, tình huống Quan Công gặp Tào Tháo ở hẻm Hoa Dung cũng được tác giả dân gian đưa vào ca dao tình yêu.
- Gặp gỡ, tỏ tình
“Tình cờ bắt gặp nàng đây,
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.
Để mà kết nghĩa tương thân,
Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần xe duyên”.
“Chữ tình ai bứt cho rời,
Tơ hồng đã định, đổi dời đặng đâu”.

“Bây giờ tình lại gặp tình,
Khác nào Châu Thị, Lưu Bình gặp nhau.
Những mong kết nghĩa ngàn sau,
Đem lời thề ước những câu vững bền”.

Dạo chơi quán Sở lầu Tề,
Hữu duyên thiên lý ngộ, ai dè gặp em”.

“Tình cờ chẳng hẹn mà nên,
Gặp nàng anh muốn kết duyên Châu Trần,
        Nên chăng Tấn hỏi thực Tần,
Kẻ lòng nghi thị trăm phần chưa xong .
        Đôi ta tạc lấy chữ đồng,
Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu.
        Để mà kết nghĩa Trần Châu,
Để mà ăn ở bền lâu một nhà”.
-         Mượn hình hình ảnh Bùi Kiệm và Quan Công để nó rõ tính cách của mình trong  tỏ tình. Nét độc đáo ở đây là tác giả dân gian sử dụng điển tích từ tác phẩm văn học dân tộc và của Trung Quốc.

Anh tới đây cũng muốn kết nghĩa giao ân,
Anh không phải thằng Bùi Kiệm sao chín mười phần bạn nghi?
Quan Công thuở trước có nghì,
Em ở có nghĩa, anh vì nghĩa nhơn”.
Ý nghĩa hình tượng Bùi Kiệm, Quan Công đúng với tính quy phạm của điển tích, Bùi Kiệm biểu trưng cho hạng người bất nghĩa, còn Quan Công biểu trưng cho kiểu người trọng nghĩa

- Gắn bó
“Anh yêu em như bướm say hoa,
Như Lưu Linh say rượu, Bá Nha say cầm”.

“Em như nút, anh như khuy,
                      Như Thúy Kiều- Kim Trọng biệt ly sao đành”.
-Tương tư, nhớ nhung
 “Chim bay ải bắc non Tần,
Nửa phần thương mẹ, nửa phần thương anh”.

Mấy lâu vắng mặt Châu Trần,
Tóc không xe mà rối, dạ không chần mà đau”.

“Rượu kim lan, ve vàng chước tửu,
Em mở miệng chào bạn hữu tương tư,
Bá Nha vắng mặt Tử Kì,
Ôm đàn luống chịu sầu bi một mình”.

Bướm bắt bông như Quan Công ngộ Tào tặc
Anh gặp em một lần vắng mặt nhớ thương”.

Tình huống Quan Công ngộ Tào tặc gắn với tình huống chàng trai gặp cô gái trong tình yêu được xây dựng dựa trên liên tưởng tương cận, một thứ liên tưởng bên ngoài. Đặc điểm này phản ánh một kiểu tư duy, đó là kiểu tư duy “cảm giác- trực quan”. Như vậy điển tích này đi vào ca dao đã được bình dân hóa, nét nghĩa trưng của ở đây nằm ngoài quan niệm quy phạm phương Đông về điển tích.
-Kết duyên:
Anh về thưa với nhà thung,
Có người Tề Sở kết cùng duyên anh”.

 “ Bây giờ ta lại gặp ta,
Sẽ xin Nguyệt lão, trăng già xe dây.
Xe vào như gió, như mây,
Như chim loan phượng đậu cây ngô đồng”.
- Sự khẳng định tình yêu, tình vợ chồng chung thủy cũng được thể hiện:

“Mặt kiếng em giữ ròng nước thủy,
Lau chùi cho kĩ, không đóng bụi trần,
Mặc cho sớm Sở tối Tần,
Em chờ trang tri kỉ, Châu Trần sánh đôi”.

“ Dầu ai gieo tiếng ngọc,
                                       Dầu ai đọc lời vàng,
Trớ trêu khúc nhạc cầu hoàng,
Lòng em bền chặt, không như nàng Văn Quân”.

Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng,
Nghĩa nào trượng bằng nghĩa phu thê,
Anh với em vai sánh má kề,
Dẫu anh lạc Sở qua Tề,
Thì anh cũng gửi thơ về em hay”.

Dù anh lạc Sở qua Tề
Trăm năm cũng lộn về tìm em”.


-         Nỗi đau khổ trong tình yêu do bị lỡ duyên:
+Nguyên nhân chủ quan: do một trong hai người phụ tình.
Sông Tương ai gọi là sầu,
Chẳng bằng phân nửa mạch sầu của ta.
Sông tuy sâu hãy còn có đáy,
Bệnh tương tư không bãi không bờ.
Đầu sông chàng đợi chàng chờ,
Nào hay thiếp đợi hững hờ cuối sông”.

“Anh nghe ai nhón gót đưa chân,
Sao không nhớ nghĩa Châu Trần ngày xưa”.

+Những trắc trở trong tình yêu thường do cuộc sống nghèo khổ, do chế độ gia trưởng độc đoán và những tệ lậu, tục lệ khắt khe trong xã hội phong kiến gây ra.
“Kìa khóm trúc, nọ khóm mai,
Ông Tơ, bà Nguyệt xe hoài chẳng thương.
Một lần chờ, hai lần đợi,
Ba lần nhớ, bốn lần thương,
Anh thương em, nhưng phụ mẫu họ hàng chẳng thương”.

“Công anh gánh gạch xây tường,
Xây hồ sen bể cạn cho nường rửa chân.
       Nỏ hay duyên số không cân,
Giàu nghèo chênh lệch, ngãi Châu Trần phôi pha”.

+ Tác giả dân gian lấy địa danh Trung Quốc xưa hoặc mượn hình ảnh Ngưu Lang- Chức Nữ để chỉ sự cách trở trong tình yêu:
“Ai làm cho biển cạn khô,
Chiếc thuyền sang không đặng, Hán Hồ xa nhau”.
 “Ai làm Ngưu Chức đôi đàng,
Để cho quân tử đa mang nặng tình”.

“Cái duyên chức Nữ Ngưu Lang,
Cầu Ô đã bắc lại toan đứt cầu”.

“Vì ai cho quạt long nhài,
Cầu Ô long nhịp, cửa gài long then”.

Trong các câu ca dao có điển tích thì điển tích ông Tơ- bà Nguyệt xuất hiện vói tần số cao nhất. Điển tích này thể hiện một quan niệm về hôn nhân, đó là định số. Việc kết hôn không phải muốn là được, không phải từ chối là xong, tất cả đều do một lực lượng siêu nhiên huyền bí sắp đặt. Có phải chăng, niềm tin này thực chất là tiếng vang của chế độ hôn nhân cổ truyền, một chế độ hôn nhân mà đôi nam nữ trong cuộc không có quyền quyết định. Vì thế nhân vật trữ tình trong ca dao ứng xử với ông Tơ- bà Nguyệt theo quy luật: khi tình yêu tốt đẹp thì các chàng trai và cô gái chấp nhận định số, ông Tơ- Bà Nguyệt đã quyết định đúng đắn. Khi tình yêu tan vỡ hoặc không thành ngay từ đầu thì người ta oán trách ông tơ- bà Nguyệt, có nghĩa định số là một cái gì đó sai lầm, bất công của tạo hóa. Ta có thể thấy được thái độ của họ thể hiện trong ca dao.
 “Ngồi buồn trách mẹ trách cha,
Trách ông Nguyệt lão, trách bà xe dây”.

“Con dao bé bé sắc thay,
Chuôi sừng bít bạc về tay ai cầm.
Lòng tôi yêu trộm nhớ thầm,
Trách ông Nguyệt lão xe lầm duyên ai.
Duyên tôi còn thắm chưa phai,
Hay là người đã nghe ai dỗ dành”.

“Trách ông Tơ cùng bà Nguyệt,
Xe dây vào lại đảo dây ra”.
Họ không tìm được nguyên nhân và đổ lỗi cho ông Tơ- bà Nguyệt.
Em phải gặp ông Tơ hỏi sơ cho biết,
Gặp bà Nguyệt gạn thiệt cho rành,
Vì đâu hoa nọ lìa cành,
Nợ duyên sao sớm dứt tình cho đang”.

“Vì ông Tơ ham đánh bài xẹp,
bà Nguyệt ham đánh bài linh,
Xe dây không rành mối, nên duyên nợ đôi lứa mình lửng lơ”.

Nhưng có điều đáng chú ý là những bài ca này lại chủ yếu phản ánh tinh thần đấu tranh của nhân dân vì hạnh phúc lứa đôi. Nhiều khi họ có thái độ phản ứng quyết liệt để giải tỏa những ấm ức trong lòng:
                             “Rồi đây ta kiện ông Tơ,
Nơi thương không vấn, vấn vơ nơi nào”.

“Bắt ông Tơ đánh sơ ít chục,
Mối chỉ sậm sờ ông ngủ gục không xe”.

Bắc thang lên đến tận trời,
Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay.
Đánh thôi lại trói vào cây,
Hỏi ông Nguyệt lão nào dây tơ hồng?
Nào dây xe bắc xe đông,
Nào dây xe vợ xe chồng người ta?
Ông vụng xe tôi lấy phải vợ già,
Thì tôi đốt cửa đốt nhà ông đi.”

“Bắt ông Tơ mà đánh ba hèo,
Duyên người xe cả, phận em đói nghèo không xe”.

Có người nói rằng “ca dao là những tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” của người Việt Nam. Quả thật đúng như vậy, những tiếng hát ấy hát nhiều về tình yêu đôi lứa.Vì vậy những điển tích vay mượn từ Trung Quốc cũng như một số yếu tố của văn học cổ Việt Nam cũng là những biểu tượng của tình yêu. Qua cách dùng những điển tích để nói lên những tâm sự của mình ta thấy được tâm hồn những con người Việt Nam hồn hậu, họ là những chàng trai, cô gái rất cụ thể. Những nhân vật trên đã trở thành biểu tượng của tình yêu, của lòng chung thủy, của cốt cách, phẩm hạnh Việt Nam, nhưng cũng có lúc những đôi lứa phải sống xa cách, gặp bất trắc trong tình yêu.
2.4.2. Ca dao có điển tích gắn với các quan hệ xã hội.
- Phản ánh cảnh lao động vất vả của nhân dân, mặc dù vậy nhưng họ vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan của mình.
“Chồng chài, vợ lưới, con câu.
Sông Ngô, bể Sở, biết đâu là nhà”.

Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
Nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn Nghiêu”.
-         Tình bạn cao đẹp.
                             “Rượu kia nào có say người,
Hỡi người say rượu chớ cười rượu say.
Say là say nghĩa say nhơn,
Say thơ Lý Bạch, say đờn Bá Nha”.

-         Nỗi khổ cực của nông dân dưới chế độ phong kiến.
“Ở đời Kiệt Trụ sướng sao,
Có rừng nem béo, có ao ruộng đầy.
Ở đời Nghiêu Thuấn khổ thay,
Giếng đào mà uống, ruộng cày mà ăn”.

-         Phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây nên những cảnh phân ly trong gia đình, ngăn cản tình yêu không được thỏa mãn. Một mặt phán xã hội đương thời, tác giả dân gian cũng nói lên một tiếng nói nhân đạo.
“Lính này có vua, có quan,
Nào ai bắt lính cho chàng phải đi!
Nay trẩy kim thì, mai trẩy kim ngân,
Lấy nhau chưa được ái ân,
Chưa được kim chi Tấn Tần như xưa”.
Hay
“Đường trường cách trở nước non,
Mẹ già đầu bạc, thiếp còn xuân xanh.
Giang sơn thiếp gánh một mình,
Có hay chàng tỏ tâm tình thiếp đây.
Trời ơi! Có thấu chăng tình,
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu!
Ruột tằm bối rối vò tơ,
Gan vàng sao khéo thờ ơ dạ vàng”.

-            Bên cạnh những bài ca dao có nội dung về một số quan hệ xã hội còn có một số bài  phản ánh mối quan hệ gia đình.
+Quan hệ  giữa anh chị em ruột, anh em rể, chị em dâu,..
Cóc nhái ếch xào lộn với tương,
Gá vô vòng chồng vợ ba Khương ở đời”.

+ Tình cảnh người phụ nữ lấy phải chồng không ra gì.
“Công em buôn bán tảo tần,
Say sưa anh thảy một lần hết trơn.
Có phước lấy phải chồng hiền,
Vô duyên gặp chồng ác,
Chồng tôi rượu chè, cờ bạc,
Có động đến thì ồ ạt Trương Phi”.

 “Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần”.

“Con chim nhạn xanh chấp cánh bay chuyền
Chồng em lẩy bẩy như Cao Biền dậy non.
Sớm có chồng, sao em muộn có con?
Hẩm duyên, xấu số em còn đứng không,
Khốn nạn thay em ăn ở với chồng!”.

Ta còn gặp trong ca dao các nhân vật như Thúc Sinh, Hoạn Thư, Bùi Kiệm,...trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) đại diện cho những tầng lớp người khác nhau trong xã hội:
“Anh mà bắt chước Thúc Sinh,
Thì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư”.
 Quan niệm của tư tưởng phong kiến là không chấp nhận việc trai tơ lấy gái đã có chồng, dân gian hết sức lên án việc này.
“Trai tơ lấy gái có chồng,
Tổ tông khiến mạt chớ tơ hồng nào xe”.
2.4. Tác dụng của việc sử dụng điển tích trong ca dao.
-         Tạo cho lời thơ cô đúc, gây thú vị cho người đọc
-         Tránh nói thẳng các điều thô tục, sỗ sàng.
-         Tạo thêm lí lẽ và tăng sức thuyết phục trong ca dao.
-         Làm đẹp hơn, tạo cho ca dao mang nét uyên bác.
-         (Tuy vận dụng những điển tích nhưng ca dao vẫn giữ được những lời nói hằng ngày của người dân, đây là nét độc đáo trong ca dao.
Yêu nhau lấy quách nhau đi,
Ông Tơ bà Nguyệt làm chi thì làm”.

                             Oánh ông Tơ cái tót,
                             Ông nhảy thót lên ngọn trâm bầu,
Ông xe đâu đó, sao chỗ nghèo không xe.)

3.     Kết luận
Điển tích trong ca dao thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của sáng tác dân gian, nó trực tiếp liên hệ tài năng văn nghệ của nhân dân, phản ánh cuộc sống nhiều màu nhiều vẻ của nhân dân, nó đã tạo thành một sắc thái thẩm mĩ riêng của nó.
Những hình ảnh điển tích được vận dụng trong ca dao đã thể hiện một cách rất riêng của ca dao, nó tạo nên cái hồn, cái vị, cái chất của ca dao. Nhiều điển tích đã trở nên rất gần gũi, quen thuộc với người Việt Nam.
 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng “có một số câu phải do những ngườ trong tầng lớp nho sĩ sáng tác, vì những câu ấy không những dựa vào điển tích rút ở văn học cổ điển, ở lịch sử, mà còn thể hiện những ý thức tư tưởng phong kiến rõ rệt ở những nhận xét về nhân vật cũng như về sự kiện lịch sử”.   Chính vì thế việc tìm hiểu các điển tích trong ca dao, ta cũng phần nào thấy được vai trò của các nho sĩ, trí thức bình dân xưa đối với sáng tác ca dao. Hẳn họ là lực lượng cốt yếu đầu tiên hiểu biết và phổ biến những điển tích này trong các sáng tác dân gian, dần dần chúng trở thành quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong quần chúng nhân dân.


















STT

         Điển tích trong ca dao
                về tình yêu nam nữ


Giải thích
1
        Ai làm cho biển cạn khô,
Chiếc thuyền sang không đặng, Hán Hồ xa nhau.



Hán , Hồ, Tề,Việt, Sở, Tần, Tấn, Ngô: những nước nhỏ của Trung Quốc thời xưa. Trong đó có những nước láng giềng nhau như Tần- Tấn, Sở -Tề, có những nước cách xa nhau như Hán- Hồ, Việt- Hồ..
2
 Anh về thưa với nhà thung,
Có người Tề Sở kết cùng duyên anh.

Tấn Tần: nói về mối nhân duyên đẹp đẽ, tình thông gia hòa thuận, êm ấm.
Hán Hồ: nói về tình duyên cách trở.(Mượn từ mối tình giữa vua Hán Nguyên Đế với nàng Chiêu Quân)
3


4



5

Ba năm ăn ở nhà Tần,
Lòng Tần nhớ Hán mười phần chưa quên.

         Bao giờ con tạo xoay vần,
Xui nên kẻ Tấn người Tần gặp nhau.

 Bấy lâu em Sở anh Tề,
Giờ như tơ với nguyệt hai đứa về một nơi.


6
         Bấy lâu lên ngọn sông Tần,
  Muốn tìm cá nước phải lần trời mưa.
        Tiếc công anh đắp đập, coi bờ,
  Để ai quảng đó, mang lờ đến đơm.


7
       Chim bay ải bắc non Tần,
Nửa phần thương mẹ, nửa phần thương anh.


8
     Cây oằn vì bởi tại hoa,
Qua thương nhớ bậu chẳng qua vì tình.
        Thương nhau thương dạng thương hình
Thương lời ăn tiếng nói thương tình ngãi nhân
      Phải duyên Hồ Việt cũng gần,
Trái duyên Tần Tấn dẫu gần cũng xa.


9



   Em là con gái kẻ Đằng,
Bên Tề, bên Sở biết rằng theo ai?      

10


11

Dừng xe đứng bánh mái ngoài,
Lắng tay nghe tiếng lâu đài Tần cung.

       Dạo chơi quán Sở lầu Tề,
Hữu duyên thiên lý ngộ, ai dè gặp em.

Tần cung, quán Sở, lầu Tề: chỉ cung điện, lâu đài nguy nga, tráng lệ.
12
         Đèn nào cao bằng đèn Sở Thượng,
Nghĩa nào trượng bằng nghĩa phu thê,
        Anh với em vai sánh má kề,
        Dẫu anh lạc Sở qua Tề,
Thì anh cũng gửi thơ về em hay.



13
          Gặp đây hỏi khách má đào,
Còn không hay đã nơi nào xứng cân.
Gặp đây hỏi khách Châu Trần,
Còn không hay đã Tấn Tần cùng ai?
Gặp đây hỏi khách Chương Đài
Còn không hay đã có ai vin cành
Gặp đây hỏi khách xuân xanh
Có nên thì nói cho tình được hay.

.
14
          Khăng khăng dắt ngựa xuống tàu,
Cớ sao ngựa lại lắc đầu giẫm chân.
        Đấy mình Tấn Tần,
        Đây ta Hán Sở.
Mình nỡ lòng nào làm dở dang ta.


15
        Mấy lâu mưa Sở gió Tần.
Lòng đây thương đó mười phần chưa nguôi.


Mưa Sở gió Tần: chỉ nỗi nhớ, điển này từ điển mây Tần  mà ra.


        Một đấu gạo năm bảy đấu khoai ngô,
       Thiếp đưa chàng về tới kinh đô,
Giừ phân chia đôi ngả, Hán với Hồ xa nhau.



16










17
         Năm xưa anh đứng cội cây sung,
        Em đứng cội cây dừa,
        Nước mắt em chảy xuống như mưa,
        Ướt một cái quần cái áo,
        Cái quần anh vắt chưa ráo,
         Cái áo anh vắt chưa khô,
       Giừ thầy mẹ em đem gả bán nơi mô,
 Nỏ bõ công anh băng Hán vượt Hồ tìm em

         Dù anh lạc Sở qua Tề,
Trăm năm cũng lộn về tìm em.



18
       Ở nhà em mới ra đây,
Mối duyên kì ngộ, hôm nay gặp chàng
        Duyên loan sánh với ngãi vàng,
Đẹp đôi loan phượng tiện đường vãng lai.
         Đôi ta phận đẹp duyên hài,
Dây Tần, chỉ Tấn xe rồi còn đâu.
        Ví dù em có tham giàu,
Thì em đã chẳng còn đâu đến giờ.
        Ba năm em cũng xin chờ,
Tình sâu nghĩa nặng, bao giờ cho quên.



.
19
Ông Trời phân rẽ bất nhân,
Không cho bên Tấn bên Tần gặp nhau.


20
          Tần còn mong Tấn nhiều bề,
Lan còn nhớ Huệ, lời thề chưa quên
         Bao giờ cho sách hợp đèn,
Thì Tần với Tấn vẹn tuyền mai xưa.


21
         Tình cờ bắt gặp nàng đây,
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.
       Để mà kết nghĩa tương thân,
Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần xe duyên.


22
     Trách chàng chậm miệng khoan chân,
Cho nên em phải ái ân nhà người.
     Ví dù chàng có quyết lời,
Thì đây Tần Tấn xe rồi còn đâu.
     Tại chàng không tại em đâu,
Chàng xe chỉ mảnh, em khâu không thành.


23
       Trời xanh nước biếc một màu
Em cười là khóc, em sầu là tươi.
      Nỗi lòng cực lắm anh ơi,
Dâu con ăn ở đôi nơi song toàn.
     Ai ngờ chỉ thắm dây oan,
Ai ngờ Tần Tấn mà nên Việt Hồ.
      Một thân năm liệu bảy lo,
Chiều chồng, đôi họ, mẹ cha cũng chiều.


24
       Ví chàng mau miệng mau lời,
Thì dây Tần Tấn xe rồi còn đâu.
      Ví dầu em có tham giàu,
Thì em còn đợi đến đâu bây giờ.


25
       Xa xôi xích lại cho gần,
Làm chi kẻ Tấn người Tần phôi pha.




26



27
























28




29



30



31





32




33



34


35





36



37


38



39


40






41










42


43


44
          Ai làm Ngưu Chức đôi đàng,
Để cho quân tử đa mang nặng tình.

         Anh nay hào nhã phong hoa
Anh đi khắp cả nay đà tới đây.
        Ước gì rồng gặp được mây,
Ước gì loan phụng đậu cây ngô đồng.
        Ước gì chung gối loan phòng,
Ước gì ta đến non phòng sánh tên.
        Cùng nhau phỉ một lời nguyền,
Anh hùng nhi nữ kết duyên Châu Trần.
         Ước gì lấp được sông Ngân,
Để cho Ả Chức đến gần chàng Ngưu.
         Ước gì ta lấy được nhau,
Để ta trò chuyện mấy câu đỡ buồn.
        Ước gì gần cạnh nhau luôn,
Để ta than thở sự duyên với nàng.
       Ước gì lắm bạc nhiều vàng,
Để ta sắm sửa tư trang cho mình.
       Anh nay thử hỏi thực tình,
Rằng em có quyết chung tình hay không?
       Có thì em cũng nhỏ cùng,
Không thì em quyết một lòng thì thôi.

Căn duyên Chức Nữ Ngưu Lang,
Cầu Ô đã bắt lại toan đứt cầu.


     Con chim kêu thương, con gà gợi nhớ,
     Chồng xa vợ, ai nỡ không sầu.
Cũng như Chức Nữ, đoạn cầu Ngưu Lang.

       Đã đi đến bến sông Ngân
Cắn(đục ) trong chịu vậy, còn ngần ngại chi.

       Đêm đêm tưởng dạng Ngân hà,
Bóng sao tinh đẩu đã ba năm tròn
       Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào khê nước chảy, lòng còn trơ trơ.

         Đêm đêm lác đác sao thưa,
Sâm Thương ngán nỗi còn chưa chữ tòng.
        Từ ngày Thước bắc cầu Ngân,
Chức Ngưu còn dịp tới gần lo chi.

        Hồi nào ai biết ai đâu,
Bởi con chim Ô Thước bắc cầu sông Ngân.

       Một năm gặp bạn một lần
Cũng bằng ả Chức sông Ngân ngăn dòng.

        Mảng sầu đông giọt ngắn giọt dài,
Không biết cùng ai tỏ bày tâm sự,
       Nhìn cảnh lạ đau lòng Chức Nữ,
Đêm xem trăng già chạnh nhớ người thương.

       Nam kim bên Hạ không xa,
Cầu ô thử bắc đôi ta sang cùng.

       Quay thuyền về dải sông Ngân,
Chàng xa xôi gót, thiếp trân trọng lời.
 
       Sông Ngân muốn bắc cầu Ô,
Trước xem ý tứ, sau do họ hàng.

        Sông Ngân có chiếc thuyền rồng,
Chàng ơi thiếp đã có công đợi chờ.

      Thấp tay với chẳng tới kèo,
Thân phận anh nghèo hèn phải cậy người mai chước,
      Sông Ngân nguyện bắc cầu Ô Thước
Duyên nợ này không trước thì sau.

       Tình cờ chẳng hẹn mà nên,
Gặp nàng anh muốn kết duyên Châu Trần,
        Nên chăng Tấn hỏi thực Tần,
Kẻ lòng nghi thị trăm phần chưa xong .
        Đôi ta tạc lấy chữ đồng,
Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu.
        Để mà kết nghĩa Trần Châu,
Để mà ăn ở bền lâu một nhà.

        Vì ai cho quạt long nhài,
Cầu Ô long nhịp, cửa gài long then.

         Xa xôi dặm liễu đường hòe,
Thuyền tình trở lái chèo về sông Ngân.

Cầu Ô Thước trăm năm chữ hẹn,
Sông Ngân Hà giữ trọn đừng phai.
         Sợ em ham chốn tiền tài,
Dứt tình nhân ngãi lâu dài bỏ anh.


Ngưu Lang, Chức Nữ:tên hai nhân vật thần thoại. Hai người yêu nhau nhưng phạm vào luật trời nên trời bát phải xa nhau. Mỗi người ở bên bờ sông Ngân. Ngày mồng bảy tháng bảy mới được gặp nhau. Vì thế khi nói đến sự xa cách, biệt li trong tình nghĩa vợ chồng, người xưa nhớ đến Ngưu lang- Chức Nữ.
Sông Ngân tức Ngân Hà, một dòng sông trên trời, chỉ sự xa cách.
Cầu Ô, cầu Ô Thước: cầu do chim quạ và chim khách bắc qua bờ sông Ngân để cho Ngưu Lang- Chức Nữ gặp nhau. Vì thế ở đây chỉ sự gặp gỡ, nối kết giữa các đôi lứa
Điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ, sông Ngân, cầu Ô Thước đi liền với nhau.
Loan phượng- ngô đồng: chỉ tình nhân





















Sâm Thương:chỉ sự cách biệt , không được gạp nhau như sao Sâm và sao Thương ở hai vị trí đối nhau, không khi nào xuất hiện cùng một lúc trên bầu tròi.



















































Châu Trần: Tên một thôn chỉ có hai họ Châu, Trần đời đời làm thông gia với nhau. Ở đây nói việc kết hôn xứng đôi đẹp lứa.
45






46



47





48





49










50





51





52




53



54





55












56


57



58



59




60


61







62



63








64


65








66







67


68








69


70


71





72



73



74




75




76


77



78





79










80






81





82





83





84


85





86
Ai ơi đợi với tôi cùng,
Tôi còn gỡ mối tơ hồng chưa xong.
    Bắt ông Tơ mà đánh ba hèo,
Duyên người xe cả, phận em đói nghèo không xe.

          Nào em phụ nghĩa bỏ chồng,
Bởi chưng Nguyệt lão mối chỉ hồng xe lơi.

      Ai về Bà Điểm, Hóc Môn.
Hỏi thăm người ấy có còn hay không?
     Để tôi kiếm sợi chỉ hồng,
Nhờ ông Tơ bà Nguyệt kết vợ chồng đôi ta.

Em phải gặp ông Tơ hỏi sơ cho biết,
Gặp bà Nguyệt gạn thiệt cho rành,
       Vì đâu hoa nọ lìa cành,
Nợ duyên sao sớm dứt tình cho đang.


    Bắc thang lên đến tận trời,
Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay.
   Đánh thôi lại trói vào cây,
Hỏi ông Nguyệt lão nào dây tơ hồng?
    Nào dây xe bắc xe đông,
Nào dây xe vợ xe chồng người ta?
   Ông vụng xe tôi lấy phải vợ già,
Thì tôi đốt cửa đốt nhà ông đi.

 Bây giờ ta lại gặp ta,
Sẽ xin Nguyệt lão, trăng già xe dây.
      Xe vào như gió, như mây,
Như chim loan phượng đậu cây ngô đồng.

       Bây giờ tác hiệp nhân duyên,
Người hiền gặp được bạn tiên từ rày
       Xin nàng đừng ngại đến đây,
Để cho Nguyệt lão xe dây muôn đời.

     Kết phứt đi đây duyên đó nợ,
     Kết phứt đi đây vợ đó chồng
Dù ông trời chưa định, dù ông tơ hồng chưa xe.

Lời nguyền chứng có Nguyệt ông,
Thác lời mới dứt, sống không bỏ nàng.

Bắt ông Tơ mà cho ba đấm,
Bắt bà Nguyệt đánh bốn mươi chín cái hèo.
      Duyên người ta xe buổi sớm,
    Duyên em buổi chiều mới xe.

        Bóng chàng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
     Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Nghĩa sâu là bể tình dày là sông.
     Nên chăng lá thắm chỉ hồng,
 Công gia ước bõ công đi công về.
       Nên chăng quyết hẳn một bề,
Nhờ ông Nguyệt lão xe tơ xích thằng
      Thôi đừng tưởng gió trông trăng
Chả nên cũng nói cho bằng lòng em.

       Chữ tình ai bứt cho rời,
Tơ hồng đã định, đổi dời đặng đâu.

       Cha mẹ hồi trước có xem,
Ông Tơ đã định em với anh vợ chồng.

     Căn duyên này, ai phá cho rời,
Ông Tơ ông buộc, ông Trời biểu không.


      Em không trách ông tơ,
      Không phiền hà bà Nguyệt
Trách phận mình sao thiệt long đong.

     Bắt ông Tơ đánh sơ ít chục,
Mối chỉ sậm sờ ông ngủ gục không xe.

     Con dao bé bé sắc thay,
 Chuôi sừng bít bạc về tay ai cầm.
      Lòng tôi yêu trộm nhớ thầm,
Trách ông Nguyệt lão xe lầm duyên ai.
       Duyên tôi còn thắm chưa phai,
Hay là người đã nghe ai dỗ dành.

      Đã cam quấn quýt má đào,
Những mong chim nhạn mai trao chỉn hồng.

       Đất bụi mà ném chim trời,
Ông Tơ bà Nguyệt xe dây, xe nhợ, nửa vời đâu ra.
      Cho nên cá chẳng bén câu,
Lược chẳng bén đầu, chỉ chẳng bén kim.
     Thương nhau nên phải đi tìm,
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.

      Đôi ta như vợ với chồng,
Chỉ hiềm một nỗi ông Tơ hồng chưa xe.

        Gặp đây anh nắm cổ tay,
Buông ra em nói lời này thở than.
     Châu Trần chớ vội bắc ngay,
Xa xôi vượt mấy ngày đàn nên quen.
      Tơ hồng chỉ thắm là duyên,
Dẫu bao giờ gặp thì nên bấy giờ.

       Kìa khóm trúc, nọ khóm mai,
Ông Tơ, bà Nguyệt xe hoài chẳng thương.
       Một lần chờ, hai lần đợi.
        Ba lần nhớ, bốn lần thương,
Anh thương em, nhưng phụ mẫu với họ hàng chẳng thương.

       Hai đứa mình đứng lại một bên
Ông tơ xe quyết mới nên vợ chồng.

      Hồi nào em nói với chàng
Nơi nào long ẩn, thời đàng vẫn không
      Chẳng qua Nguyệt lão tơ hồng,
Một mai xách nón theo chồng thì thôi.
       Bảo chàng sớm đứng chiều ngồi
Nợ duyên sao đã phai rồi, ai ơi!

       Hồng nhan ai kém ai đâu,
Kẻ xe chỉ thắm, người sâu hạt vàng.

      Ngồi buồn trách mẹ trách cha,
Trách ông Nguyệt lão, trách bà xe dây.

     Núi Ngự Bình trước tròn sau méo,
     Cầu Bến Ngự nước đục pha trong,
         Đôi ta như chỉ lộn vòng,
Đẹp duyên có đẹp, tơ hồng không xe.

      Nước rong nước chảy tràn đồng,
Tơ duyên sẵn đó, chỉ hồng chưa xe.

       Oánh ông Tơ cái tót,
      Ông nhảy thót lên ngọn trâm bầu,
Ông xe đâu đó, sao chỗ nghèo không xe.

      Ông tơ hồng nói nói anh nghe,
Để xong mùa cấy, ổng xe duyên cho hai đứa mình.

   Ông tơ hồng ơi! So ông đành dạ đành lòng
       Đôi lứa tôi như chỉ lộn vòng
Ông không xe lại, để lòng thòng nhớ thương.

      Rồi đây ta kiện ông Tơ,
Nơi thương không vấn, vấn vơ nơi nào.

Trách ông Tơ cùng bà Nguyệt
Xe dây vào lại đảo dây ra.

Trách ông Tơ ba bảy mươi phần,
Dây xe chưa chắc đã lần dây ra,
Trách ông Tơ giận với bà Tơ,
Nơi khẩn cầu không mộ, nơi thờ ơ buộc vào.

Trách ông Tơ xe dây xe dối,
Để đứt giữa chặng đường ai nối cho em?
Có sao duyên phận chẳng nên,
Để chàng với thiếp đôi bên lỡ làng.

ông Tơ ham đánh bài xẹp,
 Vì bà Nguyệt ham đánh bài linh,
 Xe dây không rành mối nên duyeen mình lửng lơ.

      Tôi ngay thờ một chúa,
      Gái tốt chẳng hai chồng,
Đừng biểu em buông mối chỉ hồng,
Bởi anh chậm bước nên đứng ngoài phòng bơ vơ.

     Trách thay bà Nguyệt ông Tơ,
Xe dây sao khéo lững lờ như không.
       Ông tơ ông ở nơi nào,
Sao ông chẳng xuống xe vào cho nhanh.

       Trăm năm xe sợi chỉ hồng,
Buộc người tài sắc vào trong khuôn trời.
      Bao giờ từ tạ một lời,
Thời anh lại mở khuôn trời cho ra.

      Vái ông Tơ một chồng bánh tráng,
     Vái bà Nguyệt một tán đường Dinh,
        Đôi ta gá nghĩa chung tình,
Dù cho ăn cơm nắm ngủ ngoài đình cũng ưng.

       Vái ông Tơ một dĩa bánh bò bông,
Cùng bà Nguyệt lão gắng công xe giùm.

      Vái ông Tơ vài ve rượu thiệt,
      Vái bà Nguyệt dăm bảy con gà,
          Xin cho đôi lứa hiệp hòa,
Nếu mà đặng vậy, sau trả lễ ông bà chẳng sai.

      Yêu nhau lấy quách nhau đi,
Ông Tơ bà Nguyệt làm chi thì làm.


Chỉ hồng, tơ hồng, lá thắm chỉ hồng,..: biểu tượng cho hôn nhân,
Nguyệt lão, ông Tơ, bà Nguyệt.. biểu tượng cho người định đoạt chuyện hôn nhân, biểu tượng cho định mệnh






















Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai(câu thơ trong Truyện Kiều): chỉ người đẹp
Người quốc sắc, kẻ thiên tài: chỉ sự xứng đôi.




























































































































































87



88






89







90










91




92



93





94


95



96




97










98












99


90


100





191








102




103










104


105





106



107



108



109


110





111



112


113




114







115




116



117




118


119






120





121






122



123


124


125








126


127



128





129





130













131










132










133


134












135



136
    
Bướm bay dưới dạ cây bần,
Làm sao kết nghĩa Châu Trần với nhau.

      Công anh gánh gạch xây tường,
Xây hồ sen bể cạn cho nường rửa chân.
       Nỏ hay duyên số không cân,
Giàu nghèo chênh lệch, ngãi Châu Trần phôi pha.

        Gặp đây anh nắm cổ tay,
Buông ra em nói lời này thở than.
      Châu Trần chớ vội bắc ngay,
Xa xôi vượt mấy ngày đàn nên quen.
     Tơ hồng chỉ thắm là duyên,
Dẫu bao giờ gặp thì nên bấy giờ.

     Gặp đây hỏi khách má đào,
Còn không hay đã nơi nào xứng cân.
     Gặp đây hỏi khách Châu Trần,
Còn không hay đã Tấn Tần cùng ai?
     Gặp đây hỏi khách Chương Đài
Còn không hay đã có ai vin cành
      Gặp đây hỏi khách xuân xanh
Có nên thì nói cho tình được hay.

      Hỏi chàng khách lạ đường xa,
Đến đây cân sắc hay là kết duyên?
        Sa chân bước bước xuống cõi tiên.
Trước thời cân sắc, sau kết duyên Châu Trần.

       Mấy lâu vắng mặt Châu Trần,
Tóc không xe mà rối, dạ không chần mà đau.

Mặt kiếng em giữ ròng nước thủy,
Lau chùi cho kĩ, không đóng bụi trần,
       Mặc cho sớm Sở tối Tần,
Em chờ trang tri kỉ, Châu Trần sánh đôi.

 Ngải tình sảy sảy giần giần,
Thiên tràng địa cửu, Châu Trần dài lâu.

       Ra về nước mắt phân vân,
Lòng Châu có nhớ nghĩa Trần hay không?

       Trăng rằm còn có khi tà,
Xuân kia có thuở nào già chăng xuân.
      Nghĩa sao là nghĩa Châu Trần,
Tuyết sương thì cũng xa gần quản chi.

       Tình cờ chẳng hẹn mà nên,
Gặp nàng anh muốn kết duyên Châu Trần,
       Nên chăng Tấn hỏi thực Tần,
Kẻ lòng nghi thị trăm phần chưa xong .
      Đôi ta tạc lấy chữ đồng,
Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu.
       Để mà kết nghĩa Trần Châu,
Để mà ăn ở bền lâu một nhà.

      Từ rày bắt được thư chàng,
Nâng niu như thể lạng vàng trên tay.
     Đôi tai em ngó thứ này,
       Thấy lời chàng nói tóc mây đá vàng.
       Nghĩa tào khang hỡi chàng biết chửa,
Đường  Châu Trần em nhớ đinh ninh.
         Tình ơi có biết chăng tình,
Cành ngô phượng đỗ, cây quỳnh bướm bay.
       Trăm năm thôi cũng từ đây,
Của tin gửi một một chút này làm ghi.

       Anh nghe ai nhón gót đưa chân,
Sao không nhớ nghĩa Châu Trần ngày xưa.

        Anh yêu em như bướm say hoa,
Như Lưu Linh say rượu, Bá Nha say cầm.

       Rượu kim lan, ve vàng chước tửu,
Em mở miệng chào bạn hữu tương tư
      Bá Nha vắng mặt Tử Kì,
Ôm đàn luống chịu sầu bi một mình.

        Say em như bướm say hoa,
Như ong say mật, Bá Nha say cầm.



 Bây giờ tình lại gặp tình,
Khác nào Châu Thị, Lưu Bình gặp nhau.
       Những mong kết nghĩa ngàn sau,
Đem lời thề ước những câu vững bền.

       Đôi ta như bấc với dầu
Khêu ra cho rạng kẻo sầu tương tư.
      Đôi ta như thủy với ngư,
Chàng như Dương Lễ, thiếp như Lưu Bình.
      Dương Lễ sánh với Lưu Bình,
Đáng còn kết bạn, huống chi mình với ta,
     Phạm Tải sánh với Ngọc Hoa,
Đáng còn kết nghĩa huống chi ta với mình.

       Bóng ai thấp thoáng vườn hoa
Hình như Kim Trọng đến nhà Kiều,Vân

      Đêm khuya trời lặng sương im,
Tai nghe tiếng nhạc chàng Kim tới gần.

      

      Đũa vàng dọn xuống mâm sơn,
So qua với bậu nghĩa hơn Kim, Kiều

      Em như nút, anh như khuy,
 Như Thúy Kiều- Kim Trọng biệt ly sao đành.                                                             


      Hai ta như Kim Trọng, Thúy Kiều,
Đã lắm lúc đắng, còn nhiều lúc cay.

    Thiên Thai là của nàng Kiều,
Chờ chàng Kim Trọng, sớm chiều vào ra.

       Trèo lên trái núi Thiên Thai,
Thấy đôi chim phượng ăn xoài trên cây.
        Đôi ta đã gặp nhau đây,
Khác gì chim phượng đậu cây ngô đồng.

     Chào chàng tới cảnh Bồng Lai
Hồ sen bên nọ, lâu đài cuối kia.

      Đồn đây là chốn Đào Nguyên,
Trăng thanh gió mát cắm thuyền dạo chơi.

       Liếc trông phong cảnh đẹp thay,
Bồng Lai có phải chốn này hay không.

    
         Con chim nho nhỏ,
Cái đuôi nó đỏ
Cái mỏ nó vàng
     Nó kêu bớ Tiết Đinh Sang
Mê chi nàng Kim Định, phũ phàng Lê Huê


Con rắn hổ mang nó mổ con rắn rồng
Tiền kẽm xỉa với tiền kẽm, tiền đồng xỉa riêng
Nguyệt Nga kết với Vân Tiên,
Cha con Bùi Kiệm ngồi riêng một mình

         Tình cờ ta gặp lại ta,
Vân Tiên mới gặp Nguyệt Nga một lần.

        Đạo vợ chồng anh phải xét cho xa,
Anh Vân Tiên mù mắt, chị Nguyệt Nga còn chờ.

Mấy khi khách đến Chương Đài,
Nhà ngoài quạt gió, sân ngoài đèn trăng.

     Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi  ai có biết biết tình chăng ai.
     Khi về nhắn Liễu Chương Đài
Cành xuân đã bẻ cho ai một cành.
      Có yêu thì bẻ quách cho anh.

 Thấy đó nói ra em đà hiểu ý,
Muốn cho đào lý hợp với trúc mai.
Quản chi biển rộng sông dài,
Ôm duyên đợi khách Chương Đài bấy lâu.

          Dầu ai gieo tiếng ngọc,
          Dầu ai đọc lời vàng,
    Trớ trêu khúc nhạc cầu hoàng,
Lòng em bền chặt, không như nàng Văn Quân.

         Muốn lên mà hỏi chị Hằng,
Căn duyên đã héo, dùng dằng tại đâu.

        Xăm xăm bước tới Quảng Hàn,
Đánh tan con tạo hỏi nàng Hằng Nga.

       Cách nhau vì bởi xích thằng,
Xa nhau vì bởi chị Hằng khiến xa.

        Sông Tương ai gọi là sầu,
Chẳng bằng phân nửa mạch sầu của ta.
   Sông tuy sâu hãy còn có đáy,
   Bệnh tương tư không bãi không bờ.
        Đầu sông chàng đợi chàng chờ,
Nào hay thiếp đợi hững hờ cuối sông.

       Đèn ai leo lét trên lầu,
Giống đèn Lưu Bị đi cầu Khổng Minh.

     Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Ví như Lã Bố, Điêu Thuyền gặp nhau.

Bướm bắt bông như Quan Công ngộ Tào tặc,
Anh mới ngộ em với một đôi lần vắng mặt nhớ thương.


        Anh tới đây muốn kết nghĩa giao ân,
Anh không như thằng Bùi Kiệm sao chín mười phần bạn nghi?
        Quan Công thuở trước có nghì,
Em ở có nghĩa, anh vì nghĩa nhơn.

        Bóng chàng nhác thấy nẻo xa,
 Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
         Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Nghĩa sâu là bể tình dày là sông.
         Nên chăng lá thắm chỉ hồng,
Công gia ước bõ công đi công về.
         Nên chăng quyết hẳn một bề,
Nhờ ông Nguyệt lão xe tơ xích thằng
          Thôi đừng tưởng gió trông trăng
Chả nên cũng nói cho bằng lòng em.


        Công anh đắp nắm trồng chanh,
Ăn quả chẳng được vin cành cho cam.
        Xin em đừng ra dạ Bắc Nam,
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề.
Huống tam thu nhi bất kiến hề,
Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu.
       Biết rằng đâu đã hẳn hơn đâu,
Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia.

        Đường trường cách trở nước non,
Mẹ già đầu bạc, thiếp còn xuân xanh.
Giang sơn thiếp gánh một mình,
Có hay chàng tỏ tâm tình thiếp đây.
Trời ơi! Có thấu chăng tình,
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu!
Ruột tằm bối rối vò tơ,
Gan vàng sao khéo thờ ơ dạ vàng.

       Phượng hoàng vỗ cánh bay cao,
Quyết tìm cho thấy được cây ngô đồng.

        Từ rày bắt được thư chàng,
Nâng niu như thể lạng vàng trên tay.
       Đôi tai em ngó thứ này,
Thấy lời chàng nói tóc mây đá vàng.
Nghĩa tào khang hỡi chàng biết chửa,
Đường  Châu Trần em nhớ đinh ninh.
        Tình ơi có biết chăng tình,
Cành ngô phượng đỗ, cây quỳnh bướm bay.
        Trăm năm thôi cũng từ đây,
Của tin gửi một một chút này làm ghi.

Áo Tô Tần ấm cật, cơm Tử Lộ no lòng,
Ăn bận, anh dài vắn cho xong,
Kiệm cần dư giả để phòng cưới em.

         Sao Hôm rồi lại sao Mai,                                     
Vợ chồng xa cách hỏi ai không buồn?












































































Chương Đài: ý nói sự xa cách.
Liễu Chương Đài: người yêu xa cách.











Lưu Linh: người đời Tấn, tự Bá Luân, một trong đám Trúc Lâm thất hiền, tính phóng khoáng, có tài uống rượu, uống bao nhiêu cũng không say.



















































Thiên Thai, Đào Nguyên, Bồng Lai: nơi có cảnh đẹp, người đẹp ở,, cuộc sống hạnh phúc, sung sướng, hoặc cõi tiên.



























Lưu Linh say rượu, Bá Nha say cầm: chỉ sự gắn bó khó mà tách rời.




Bá Nha- Tử Kì; chỉ bạn tri âm
















Lưu Bình- Dương Lễ: chỉ bạn tri âm, gắn bó thân thiết.




Chị Hằng, Quảng Hàn, Hằng Nga: mặt trăng, tiên nữ, hoặc phụ nữ đẹp.







Sông Tương: Tức sông Tương Thủy, cũng gọi là Tương Giang, bắt nguồn từ núi Dương Hải, tỉnh Quảng Tây, chảy qua Hồ Nam, Trường Sa, đổ vào hồ Động Đình, dài hơn hai ngàn dặm. Tương truyền, vua thuấn đã vĩnh biệt hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh trên con sông này. Điển Sông Tương nói về sự ly biệt, sự mong nhớ của đôi lứa.
















































Phượng hoàng- cây ngô đồng: chữ trong Kinh thi. Hình ảnh của một cặp tình nhân.













Tô Tần: Người đời Chiến Quốc, là thuyết khách có tài đã du thuyết sáu nước thành công. Thời hàn vi Tô Tần bị chị dâu khinh thường.
Sao Hôm, sao Mai: sao Hôm xuất hiện buổi tối, sao Mai xuất hiện buổi sớm, hai sao này không bao giờ xuất hiện cùng một lúc. Dùng để chỉ sự xa cách. Thực chất hai sao này chỉ là một, còn có tên gọi khác là sao Kim









































STT
Điển tích trong ca dao về các quan hệ xã hội
Giải thích
1
Chồng chài, vợ lưới, con câu.
Sông Ngô, bể Sở, biết đâu là nhà.
Bể Sở sông Ngô: ý nói đi khắp đó đây
2
Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.

3
Trai tơ lấy gái có chồng,
Tổ tông khiến mạt chớ tơ hồng nào xe.

4
 Công anh làm rể Chương Đài,
Ăn hết mười một, mười hai vại cà.
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo mà anh chết với theo cà đêm nay.

5
Công em buôn bán tảo tần,
Say sưa anh thảy một lần hết trơn,
Có phước gặp phải chồng hiền.
Vô duyên gặp chồng ác,
Chồng tôi rượu chè, cờ bạc,
Có động đến thì ào ạt Trương Phi.
Trương Phi: Nhân vật trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, là tướng của nhà Thục Hán, rất nóng tính. Mượn hình ảnh Trương Phi là để nói đến những người nóng tính, lỗ mãng.
6
Ở đời Kiệt Trụ sướng sao,
Có rừng nem béo, có ao rượu đầy.
Ở đời Nghiêu Thuấn khổ thay,
Giếng đào mà uống, ruộng cày mà ăn
Kiệt, Trụ: Tên hai vua thời cổ đạiở Trung Quốc. Kiệt là vua cuối cùng của nhà Hạ, say mê Muội Hỉ, bỏ bê việc nước, cai trị tàn ác, nên Thành Thang trừ bỏ mà lập ra nhà Thương. Trụ là vua cuối cùng của nhà Thương say mê Đát Kỷ, cai trị tàn ác, bị dân ghét bỏ, sau bị Vũ Vương nhà Chu tiêu diệt.
Kiệt, Trụ: Chỉ hôn quân bạo chúa.

Nghiêu,  Thuấn: Hai ông vua cổ đại ở Trung Quốc, được coi là hai vua có lí tưởng trị vì một xã hội thái bình.
7
Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi,
Nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn Nghiêu.

8
Cầm đàn mà gảy Bá Nha,
Gảy cung lưu thủy cho ta nghe cùng.

9
Anh mà bắt chước Thúc Sinh,
Thì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư”.
Thúc Sinh, Hoạn Thư: Hai nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Thúc Sinh có tính tình trăng hoa, còn Hoạn Thư thì nổi tiếng ghen tuông. Mượn hình ảnh Thúc Sinh, Hoạn Thư là để chỉ những người đàn ông có tính trăng hoa và những người đàn bà có tính hay ghen tuông.
10
Đàn Bá Nha lên dây sẵn đợi,
Đợi bạn Tử Kì, tri âm hỡi có hay?


11
Rượu kia nào có say người,
Hỡi người say rượu chớ cười rượu say.
       Say là say nghĩa say nhơn,
Say thơ Lý Bạch, say đờn Bá Nha.

12
Cóc nhái ếch xào lộn với tương,
Gá vô vong chồng vợ ba Khương ở đời.
Ba Khương: Đời Hán bên Trung Quốc có ba anh em nhà họ Khương Quý Giang rất thương yêu nhau. Khi đã lập gia đình rồi, họ vẫn ở chung một nhà ăn một mâm, hết sức thuận hào. Người đời sau coi đây là biểu tượng của sự yên vui hòa hợp.
13
Chữ trinh đáng giá ngàn vàng,
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.
Còn như yêu vụng dấu thầm,
Họp chợ trên bụng hàng trăm con người.
Câu thơ trong Truyện Kiều
14
Con chim nhạn xanh chấp cánh bay chuyền
Chồng em lẩy bẩy như Cao Biền dậy non.
Sớm có chồng, sao em muộn có con?
Hẩm duyên, xấu số em còn đứng không,
Khốn nạn thay em ăn ở với chồng!
Cao Biền: tướng nhà Đường, từng cai trị nước ta. Có thuật phù thủy biến cây cỏ thành người ngựa. Tương truyền, để có quân lính để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta lúc bấy giờ, Cao Biền luyện quân nhưng vì chưa đủ ngày nên quân của hắn yếu ớt không dùng được.
Điển Cao Biền dậy non từ việc ấy mà ra.
15
 Lính này có vua, có quan,
Nào ai cắt lính cho chàng phải đi!
Nay trẩy kim thì, mai trẩy kim ngân
Lấy nhau chưa được ái ân,
Chưa được kim chi Tấn Tần như xưa!


16
Công dã tràng thường ngày xe cát,
Sóng ba đào ai xét công cho,
Tiếng anh nho sĩ học trò,
Thấy sông vội lội không dò cạn sâu.
Công dã tràng: tích từ một câu chuyện dan gian. Ý nói làm những công việc không đem lại kết quả.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét