Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Sự phát triển văn học giai đoạn thế kie XVIII- XIX

SỰ PHÁT  TRIỂN VĂN HỌC
Sự phát triển văn học twg thế kỷ XVIII đến quãng giữa thế kỷ XIX có những đặc điểm như sau:
Nội dung văn học mang tính hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo rõ rệt. Nói chung văn học thế kỷ XVIII, XIX dù là thơ truyện dân gian, dù là văn học do người trong phong kiến viết, vẫn không thoát ý thức hệ chính thống của thời đại. Cho nên trong tất cả mọi truyện, cách giải quyết nút truyện vẫn nằm trong khuôn khổ đạo đức và lễ giáo phong kiến. Hầu hết tác phẩm có vạch những tội ác của phong kiến, nhưng không hề đề lên cho người ta thấy tính phổ biến của nó. Tất cả đều không vạch ra được quan hệ bóc lột giữa phong kiến và nông dân, nó là mới quan hệ mấu chốt trong vấn đề . Không tác phẩm nào gợi ra được một biện pháp giải phóng tích cực đối với những người bị áp bức, đối với phụ nữ. Nếu cứ lấy giải pháp của các truyện nôm mà xét thì sẽ thấy chung qui, các tác gia vãn muốn duy trì chế độ phong kiến. Cái đó có phần tác hại của nó.
Nhưng một tác phẩm văn học không phải là một quyển sách lý luận, ch nên giải pháp của tác giả đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực không làm nên, cũng không làm mất hẳn giá trị của tác phẩm. Cái quyết định là sức tác động toát ra từ tác phẩm do mức độ phản ánh hiện thực xã hội bằng nghệ thuật-có khi ngoài ý định  của các tác giả - và do những hình ảnh vươn lên tương lai theo ước vọng của con người.
Nói chung văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX tố cáo xã hội, phê phán hiện thực  và thể hiện sự vùng vẫy vươn mình để tự giải phóng của cá nhan con người, với các yêu cầu chính đáng của nó, Nền văn  học ấy phản ánh một cách khá trung thành cái xã hội rối loạn, ngột ngạt, thối tha, trong ấy bọn người có thế lực chuyên đi áp bức kẻ yếu và vân mạng con người , nhất là phụ nữ, bị coi như con sâu, cái kiến. Giúp vào việc áp bức ấy về mặt tinh thần, có cả một hệ đạo dức lễ giáo trói buộc chặt chẽ cá nhân vào gia tộc , vào các thành kiến gắn liền với chế độ. Qua văn học, người ta còn thấy một thế lực mới đã tạo ra bọn lưu manh lúc nhúc. Thế lực ấy đang vươn lên hàng đầu, và đã bát đầu lũng đoạn đến cả quyền uyphong kiến, lâu nay độc tôn. Đó là đồng tiền, với quyền năng ghê gớm của nó trong kinh tế hàng hóa.
Đứng về ý thức tác giả mà xét thì nói chung các tác phẩm của nhà văn bình dân- chiếm đa số các tác phẩm khuyết danh – như Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa…cống áp bức rõ ràng và dứt khoát hơn, nhưng tác thuyết phục và giáo dục của các tác phẩm như Kiều, Chinh phụ ngâm vẫn hơn, vì tác động nghệ thuật của nó hơn hẳn.
Chinh phụ ngâm nói lên nỗi đau khổ của người vợ có chồng đi đánh giặc xa và như thế là mặc nhiên lên án chiến tranh. Cung oán là tiếng kêu u uất của người phụ nữ bị tiến vào cung đê làm món đồ chơi một thoáng cho vua chúa, sau đó phải sống âm thầm, tủi nhục , phôi pha cuộc đời son trẻ trong cung cấm thâm u. Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực rộng lớn, trong đó hiện lên cảnh quan lại tham tàn, sai nha  đục khoét, nạn bôn người bán thịt phổ biến, tài sắc là món hàng, đồng tiền chi phối lương tâm, bọn quý tộc lộng quyền , công khai cướp, đốt, đày đọa người lương thiện, quan đại thần giáo giở…Thơ Hồ Xuân  Hương mỉa mai chế nhạo giai cấp phong kiến, qua những đại biểu đủ các tầng lớp của nó: vua chúa, quan lại, tướng tá, sư sãi, thầy bà. Hoàng Lê nhất thống chí do những cố thần triều Lê Trịnh viết, xót xa và cung kính khi nói đến vua chúa cũ của mình, nhưng khách quan trong khi ghi chép sự việc , đã tái hiện sự ương hèn, bất lực , thối nát  và tính cách phản động của bọn vua chúa và quý tộc thời Lê mạt v.v…Tần cung nữ oán Bái công của Đặng Trần Thường tố cáo tâm địa thâm hiểm vong ân của vua tôi nhà Nguyễn. Cao Bá Quát trong thơ chữ Hán đã nói ra sự thiển cận của Tự Đức và triều đình y. Cao Bá Nhạ yếu đuối,  tiêu cực, chỉ biết trình bày thân thế để cầu xin “ơn trên” thương xót, nhưng lật ngược bài Tự tình khúc, chúng ta thấy đó là một bản cáo trạng dài đối với pháp chế triều Nguyễn và tâm địa ti tiểu, thù hằn, độc ác của vua tôi nhà chúng.
Sự phê phán ở các truyện nôm khuyêt danh càng rõ rệt hơn Nhân vật trưởng giả trong Tống Trân Cúc Hoa là đại diện của bọn địa chủ cường hào tham lam tráo trở, dùng con gái mình như một món hàng để đổi tiền, một món lễ để cầu thân vói gia đình có quyền thế. Trang Vương (Phạm Tải ngọc Hoa) là hình ảnh những tên vua – nói chung là những tên chúa đất – dâm dục, tàn bạo, trâng tráo, giết chồng để cướp vợ người ta. Trong xa hội truyện Phạm Tải Ngọc Hoa, chúng ta, chúng ta thấy vua dâm. Quan nịnh, vua ấy quan ấy tụm đầu bàn bạc mưu kế để thỏa mãn những ý đồ dâm dục của của bậc gọi là chí tôn. Trong Nhị độ mai, quyền thần hoành hành cùng cực, nhà vua gà mờ chẳng biết gì đến việc triều đình, vệc nhà nước. Những sự việc tiểu thuyết, những nhân vật hư cấu ấy có lẽ cũng không xa lắm những sự việc người thực lúc bấy giờ, những Trịnh Sâm, Đặng mậu Lân, những vua Lê bù nhìn. Minh Mạng chuyên chế…
Văn học thế kỷ XVIII, XIX là một nền văn học rất giàu tính nhân đạo. Nó phản ứng với trật tự và lễ giáo phong kiến. Hơn thế, cảm thông vói nỗi khổ của người yếu hèn, người bị áp bức, bị sa cơ thất thế, nó đánh thức lòng trắc ẩn ở mỗi chúng ta. Nó bênh vực quyền sống của con người. Ở trong xã hội phong kiến, sinh mệnh bị coi như cỏ rác, tình cảm riêng tư bị vùi dập hàng ngày, lễ giáo là những điều luật sắt đối với kẻ dưới mà , mà vua, cha, chồng là người bảo vệ khắt khe. Thơ truyện quốc âm bênh vực con em chống lại những điều luật ấy, bảo vệ con người , tình cảm con người, Nó muốn giải phóng tình cảm cá nhân. Phan sinh Kiều Liên (Phan Trần), Lương sinh, Dao Tiên (Hoa Tiên)… sống vì mình, vì tình yêu  và hạnh phúc mà mình tự chọn chứ không vì lễ nghĩa phong kiến. Kiều (Truyện Kiều) hăm hở vượt tường đi tìm hạnh phúc lứa đôi theo sở nguyện của mình. Lăn lóc trên hí trường xã hội “ thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, “ kề lưng hùm sói, gửi thân tôi đòi”, Kều vẫn nhiều phen cố tìm một chỗ bám chân để gượng đứng lên thực hiện quyền sống, quyền làm một người bình thường, lương thiện của mình.
Các truyện thơ đứng về phía cá nhân chống mọi thế lực đen tối của một chế độ lạc hậu , hẹp hòi, bảo thủ, tàn nhẫn. Đặc biệt nó cảm thông với phụ nữ, thừa nhận địa vị và quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Trong truyện nôm, dù là của nhà văn quần chúng hay nhà văn quý tộc, ngay đến trong các vở tuồng dụng tâm đề cao trung, hiếu , tiết, nghĩa, vị trí và vai trò của phụ nữ cũng tốt đẹp và quan trọng howntrong thực tế phổ biến của các gia đình phong kiến nhiều.
Rất ít tác phẩm trong ấy phu nữ giữ vai trò thụ động, như Cung oán, Sơ kính tân trang. Kiều đã tỏ ra nhiều lúc chủ động, lại thông minh quyết đoán gấp bội lần những anh chàng Vương Quan, Thúc Sinh, Mã Giám Sinh, những người mà sự có mặt trong câu chuyện không làm cho chuyện mảy may xê dịch. Phương Hoa (truyện Phương Hoa), Phi Nga ( Nữ tú tài), Cúc Hoa (Tống Trân Cúc Hoa), Ngọc Hoa (Pham Tải, Ngọc Hoa) cũng thông minh và chủ động như thế. Trong nhiều vở tuồng thời ấy như Tam nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Ngũ hổ Bình Tây, phụ nữ xông xáo, dũng cảm một cách lạ thường và đã đóng những vai trò oanh liệt trong sự nghiệp dụng nước, giữ nước, trừ gian, đồ vương đoạt bá. Trong Nhị độ mai, Lục Vân Tiên, Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Hoàng Trừu, nhân vật phụ nữ chính đã thu phục lòng trìu mến của ta. Đó là chưa kể những nhân vật tầng lớp dưới, những Hương,những Nguyệt, những Mã Kiều, chưa kể nữ nhân vật trong truyện nôm khuyết danh, chưa kể khẩu khí của những “chị dạy làm thơ”, “mời trầu”…trong thơ Hồ Xuân Hương.
Phải chăng những nhân vật lịch sử thời ấy, Lê Ngọc Hân, Phan Thị Thuấn, vợ ba Cai Vàng, đã làm cho các tác gia có cơ sở để hư cấu mạnh dạn những nữ nhân vật tiểu thuyết của mình? Điều chắc chắn là nó thể hiện một ý thức công bằng nhân đạo đối với phụ nữ và thừa nhận vai trò tối quan trọng của họ trong xã hội, trong gia đình, ý thức ấy vốn vẫn có trong quần chúng sinh sống bằng nông nghiệp, tiểu sản xuất hàng hóa, tiểu thương mãi, ở đấy tác dụng thực tế của phụ nữ không kém nam giới tí nào.
Trong quá khứ, không lúc nào thơ văn ta biểu hiện  lòng thương người bằng ở thời kỳ này. Tìm trong truyện nôm nào cũng thấy điều đó. Nhưng trong truyện nôm, lòng thương xót đối với những con người cùng thời đại thể hiện gián tiếp trên những nhân vật hư cấu, nhiều khi là nhân vật Trung Quốc chuyển sang. Đến như bài Văn Chiêu hồn củ nguyễn Du và rất nhiều bài thơ chữ Hán của Ngô Thế Lân, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, chúng ta thấy rõ ràng sự đau xót của các tác giả trước cảnh đau khổ của con người xương thịt đang sống và chết, lắm khi sống dở chết dở trước con mắt mình. Ngô Thế Lân, Phạm Nguyễn Du thương cảm về cảnh đói lạnh của nhân dân dưới chính sự của các chúa Nguyễn. Nguyễn Du, Phạm Quý Thích xúc động trước trước cảnh khổ của con người ở đầu triều Nguyễn. Thơ Nguyễn Du chứa chất một niềm thương cảm mênh mong đối với cảnh sống vất vả, chết bơ vơ của đủ mọi hạng người trong xã hội loạn ly. Ông thương người ăn mày trên đường đi sứ, người kỹ nữ ở một triều đại oanh liệt đã lui vào hậu trường lịch sử. Với nhà Nguyễn, vào quãng giữa thế kỷ XIX, dân tình đói khổ điều linh quá, nà văn dù ở cuong vị xã hội nào cũng không thể không thấy cảnh tượng ấy. Bởi vậy thơ nói về cảnh đói khổ của nhân dân lại càng nhiều hơn trước. Cao Bá Quasrt thương xts một số người nhất định, sống đêu đứng trong chế độ xã hội bấy giờ, thường thường là kẻ sĩ lớp dưới: ông quan nhỏ bị coi thường, anh học trò nghèo, thầy lang đói. Lòng nhân đạo của Doãn Uẩn, của Tùng Thiện Vương, của Nguyễn Thông đã tiến đến chỗ có đối tượng rõ ràng là nhân dân lao động…
Người ta cũng không khỏi có đôi chút tự hào khi thấy Nguyễn Thông đặt vấn đề tương tự như các nhà xã hội chủ nghĩa ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII:
Xương khô còn nhặt lại
Người sống sao bỏ rơi?
…………………….
Tay dệt, thân rét cóng,
Chân cày bụng đói dài
Phải chăng ông cũng cả thấy “mâu thuẫ nặng nề giữa sản xất và phân phối” như chúng ta nói ngày nay?
Một mặt khác của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kỳ này là nó thực hiện những ước mơ, những nguyện vọng của con người trong mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tình cảm. Người ta ước nguyện trai tài gái sắc gặp gỡ nhau, thành chồng vợ, người ta ước nguyện người ngay thật, người tốt gặp may, người hoạn nạn được cứu vớt, kẻ bạo tàn phi nghĩa bị trừng phạt. Ngay đến những giấc mơ lớn muôn đời như đạp bằng những nỗi bất công trong xã hội, hoặc chiến thắng mọi trở lực thiên nhiên làm khổ con người , cũng thành tựu một cách vẻ vang trên hình tượng người dũng tướng Từ Hải, “phong trần mài một lưỡi gươm; những phường giá áo túi cơm sá gì!” và người anh hùng Thạch Sanh đã chiến thắng mọi trở lực thiên nhiên ở mặt đất, ở trên không , ở dưới nước. Về phương diện này, những tác phẩm dân gian, bởi vậy từ nền văn học của thời đại, toát ra một hương vị lãng mạn phảng phất hương vị chuyện đời xưa.
Nói chung khuynh hướng tư tưởng của văn học thời kỳ này là như thê, Giai doạn ba bốn mươi  năm đầu thế Kỷ XVIII, chúng ta không thấy tác phẩm nào thể hiện rõ rệt những tư tưởng nói trên, từ Chinh phụ ngâm về sau mới thấy rõ. Nhưng cũng trong nửa sau thế kỷ XVIII, vẫn có những tác gia như như Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích,v.v…không thấy mặt đau xót và mặt vươn lên của con người trong cuộc sống, cũng không phản ánh sự đồi bại của phong kiến. Một số triều thần Tây Sơn như Phan Huy Ích cũng vậy.Với triều Nguyễn, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhâ Tĩnh, và sau đó một ít, Lý Văn Phức cũng không có tư tưởng phản kháng thực tại; trái lại họ thừa nhận đạo đức phong kiến một cách êm thấm, nhiều khi họ biểu dương cuộc sống trước mắt. Những nhà văn này trước hết là những ông quan tốt, nói chung nhất trí với đường lối chính trị của triều đình. Giá trị tác phẩm của họ là ở chỗ khác: có người có ý thức phát huy cảnh đẹp của đất nước, biểu dương dân tộc, có người ghi chép sự việc lịch sử một cách sinh động , vói tất cả lòng tha thiết của mình. Sống ở một giai đoạn mà sinh hoạt của cư dân miền Gia Định tương đối dễ dàng, Trịnh Hoài Đức phản ánh cảnh trufmaatj ở nông thôn và việc làm ăn cần mẫn của nhân dân một cách triều mến và cảm phục, Nguyễn Công Trứ là cái vạch nối giữa thời kỳ Nguyễn sơ và thời kỳ suy đồi cùng cực tiếp theo đó; tin tưởng ở chế độ, có ý tưởng về cuộc sống như một người “nam nhi” thời phong kiến thịnh vượng nghĩa là có một quan niệm về sự lập thân khong mâu thuẫ với quyền liwj nhân dân, ông cũng đã bắt đầu chán cái “thế thái nhân tình” trong xã hội thượng lưu và chỉ trích nó. Vài ba mươi năm đầu triều Nguyễn, một số cố thần hặc cơem vọng tộc triều Lê làm nên nhiều bài thơ u hoài thống thieestvaf nổi tiếng vì đó, nhưng chúng ta vẫn còn chọn được một số bài tả cảnh, vịnh có giá trị nghệ thuật cao.
Tóm lại, cái nọi dugn phê phán hiện thực và nhân đạo nổi bật và phổ biến trong vawnhocj thời kỳ này không làm cho chúng ta quên những tác gia không có xu hướng sáng tác như thế và đã biểu hiện những mặt khác của cuộc sống phong phú của dân tộc.
Văn học quốc âm phát triển đến trình độ một nền văn học dân tộc phong phú. Văn học thời kỳ này nói chung phát triển rất mạnh, trong đó văn học quốc âm từ thô sơ vươn lên trình dộ một nề văn học dân tọc thực sự. Chữ nôm có từ lâu và từ thế kỷ XIII, tương truyền đã bắt đầu có hững bài thơ, bài văn tế quốc âm ghi bằng chữ nôm. Ý thức dân tộc bộc khởi qua những trận chiến thắng chống quân  Nguyên, quân Minh, cùng với những cố gắng của Hồ Quý Ly, có nâng phẩm chất và địa vị của chữ nôm và sáng tác tác phẩm quốc âm lên nhiều . Thơ nom của nguyễn Trãi là một đỉnh cao sáng chói trong quá khứ. Nhung nhìn chung mấy thế kỷ ấy, ta vẫn thấy sáng tác tác phẩm quốc âm lác đac, tư tưởng chưa có gì thật mới, hình tượng cũng hiếm, so với sáng tác chữ Hán tuy không phải là phong phú, vẫn chiếm tỷ số cao hơn hẳn. Vào các thế kỷ XVIII, XIX nhất là từ những năm giữa thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XIX, văn học quốc âm phát triển đến một mức độ phong phú về khối lượng, chất lượng, và ngôn ngữ văn học cũng trưởng thành . Trong sự phát triển chung của văn học, sáng tác văn học chữ Hán vẫn nảy nở hơn trước và đạt đến những loại hình mới như ký sự, phê bình văn học. Nhưng về sáng tác quóc âm thì nhịp độ phát triển còn nhanh hơn nữa, và đã vượt lên hàng đầu về nhiều mặt. Minh Mạng và những vị vua sau, dù có cố đề cao chữ Hán, cố khôi phục địa vị độc tôn của chữ Hán, cũng không thể làm lu mờ địa vị của sáng tác quốc âm. Ở thế kỷ XIX, với sự phản công của ý thức hệ phong kiến do các vua triều Nguyễn cầm đầu, tư tưởng chính của văn học quốc âm- nói chung, của văn học- có bị chi phối một phần, nhưng về mặt khối lượng, thể loại, ngôn ngữ văn học thì văn học chữ nôm về căn bản vẫn giữ những thành quả đã đạt. Rõ ràng là từ đầu thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. từ Song tinh bất dạ đến Tự tình khúc , bước tiến về hình thức là một con dường đi lên không gián đoạn. Những  cái làm chuẩn dích cho một nền văn học, tính hư cấu, tính hình tượng, tính văn học của ngôn ngữ trong tác phẩm đã hiện ra rõ ràng trong thời kỳ này. Ta có thể nói là với thế kỷ XVIII, XIX, ta đã có một nền văn học dân tộc hoàn chỉnh.
Sở dĩ Nguyễn Huệ có thể mạnh dạn đem chữ Nôm thay chữ Hán trong nhiều lĩnh vực , bát cả những anh đồ nho làm bài thi bằng văn chuong quốc âm, cũng là căn cứ trên khả năng hiện thực của nhân dân và thử thách những thắng lợi của chữ nôm. Và chắc chắn là việc cải cách của ông trong mười mấy năm, ngược lại đã có phần đóng góp trong sự nghiệp phát triển văn học tiếng Việt.
Loại hình và thể tài phát triển theo hướng dân tộc. Về các loại văn học, trước hết phải kể loại truyện thơ nôm có thể coi như là mới phát triển ở thời kỳ này. Về trước , có truyện Vương Tường, truyện Lâm tuyền kỳ ngộ, nhưng tuy gọi là truyện, đó chỉ là những bài thơ thất ngôn, mỗi bài nói một sự việc, một tâm trạng , có tính độc laapjcuar nó , đem chấp nối với nhau cũng không thể hiện được sự diễn biến liên tục của sự việc và tâm tư nhân vật. Với thế kỷ XVIII, XIX ra đời mọt loạt truyện thơ, dù chỉ kể những quyển haycofn lưu lại thì cũng hàng chục. Một bằng chứng tỏ ra loại hình ấy phát triển và được quần chúng ham thích là lắm khi người ta mượn hình thúc truyện để nói một tâm sự, một ý kiến về đạo đức, về chính trị như; Mai đình mộng ký, Trinh thử, Lục súc tranh công. Thể truyện thơ của ta hình thành từ hai nguồn: tiểu thuyết Trung Quốc và vè kể chuyện truyền miệng trong dân gian. Truyện Trung Quốc phát triển từ cuối đời Nguyên  , các cụ nhà nho ta đã từng biết, nhưng về trước, ảnh hưởng của nó chỉ tạo ra những hình thức ghi chép các truyền thuyết; đến Truyền kỳ mạn lục , thì phần hư cấu khá lớn, nhưng vẫn là chuyện hoang đường, kỳ quái, chưa phải là chuyện sinh hoạt cn người. Phải đợi đến lúc nhân dân biểu lộ rõ sức sống của mình, thơ lục bát cùng với truyện kể dân gian mới ngang nhiên đi vào văn học thành văn và kết hợp với tiểu thuyết Trung Quốc để làm nảy nở loại truyện thơ lý thú ở thời kỳ này. Cũng vì vậy, một số truyện nôm, nhất là truyện khuyết danh, vẫn giữ cái tính cang cường cũng như vẻ thô keechjthaatj thà của nguồn gốc, một số khác rõ ràng là truyện kể dân gian chép thành văn, không hơn không kém.
Bên cạnh truyện thơ nôm, phải xếp văn học tuồng của nhà Nguyễn. Xét về mặt tư tưởng thì các vở tuồng rõ ràng là thuộc ý thức phong kiến, ngươi fta xó thể tưởng rằng không chờ sự bộc khởi  của yếu tố nhân dân, tường vẫn phát triển và trưởng thành được. Nhưng về hình thức, tuồng cũng là một hình thái kể chuyện (không nói loại truyền miệng) vẫn dựa trên những điều kiện phát triển nht định về xã hộ và văn hóa. Cho nên những kịch bản tuồng, thường thường là dài, có mạch lạc, phải diễn hàng ba bốn, đến mấy chục buổi, nếu không ra đời sau truyện nôm thì cũng không thể xuất hiện quá trước truyện nôm. Khi nghe người miền Nam “nói tuồng”, người ta vẫn có cảm tưởng như là nghe kể Kiều, Lục Vân Tiên. Trong chừng mực nfo đó, có thể nói lịch bản tuồng là những truyện thơ dài viết bằng trực thoại. Dù tuồng là một bộ môn sân khấu đã có từ lâu đời thì kịch bản tuồng có lẽ cũng chỉ trước Gia Long còn lưu lại. Có mấy vở ra đời trong quãng từ Gia Long đến Thiệu  Trị  như Sơn Hậu, nhưng chính những bản ấy cũng đã bị sữa chữa về sau rời. Trong các vở tuồng được công chúng ham thích lâu dài, tính nhân dân trong hình tượng văn học hầu như át cái chủ đề tư tưởng phong kiến.
Cũng thời  kỳ này, xuất hiện loại văn ký sự bằng cữ Hán : bút ký như Thượng kinh ký sự, lịch sử ký sự như Hoàng Lê nhất thống chí- sách này có khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử - hồi ký như một số bài trong Vũ trung tùy bút, Tang thowng ngẫu lục . Về quốc âm , có những thiên bút ký bằng thơ, tường thuật việc riêng của tác giả, có thật như Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ hay tưởng tượng như Mai đình mộng ký. Trong các quyên ký sự chữ Hán, văn chương trog sáng, rõ ràng, chi tiết được chọn lọc tập trung để chứng tỏ một cái gì chứ không phải gặp gì ghi nấy. Cá quyên ký sự ấy đáng được coi là tác phẩm văn học. Tự tình khúc và Mai Đình mộng ký là những thiên ký sự trữ tình.
Thơ trữ tình phát triển rất cao. Không kể các cuốn truyện thơ mà phần trữ tình rất quan trọng, một loạt ca, ngâm ra đời nói nỗi niềm thầm kín của tâm tư trong những trường hợp cụ thể của cuộc sống; ngừi chinh phụ trông chồng (Chinh phụ ngâm), niêm u hoài phẫn uất của người cung nữ bị chán bỏ (Cung oán ngâm), nỗi truân chuyên oan khuất củ cá nhân (Tự tình khúc), người quả phụ tưởng nhớ chồng nh hùng đã quá cố (Ai tư vãn), lòng trai xa  nhà  nhớ vợ con, cảnh cũ (Thu dạ lữ hoài ngâm)…
Thơ thất ngôn cũng chuyển sang trữ tình mạnh hơn trước và giảm phần ngụ ngôn trết lý . Nhiều bài của Hồ Xuân Hương  và toàn bộ thơ Bà huyện Thanh Quan là thơ trữ tình. Cho đến thơ chữ Hán, xưa phần nhiều dùng để nói về những vấn đề trang nghiêm, những vấn đề lý trí, đạo đức, nay phần lớn chuyển sang nói tình yêu , nỗi vui buồn thương giận riêng tây. Đọc thơ Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Hành , Nguyễn Huy Hổ, Phạm Quý Thích…chúng ta thấy rõ điều đó. Phạm Thái dùng từ khúc hầu như chỉ để nói tình yêu. Nhiều bài hát nói trữ tình của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã báo trước Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến.
Trong văn học tiếng Việt thành văn còn hình thành và phát triển một loại mới: Văn chuong trào phúng. Người ta biết rằng trong văn học truyền  miệng , loại chuyện tiếu lâm phát triển đặc biệt ở thời kỳ này. Nó đã kích mãnh liệt phong kiến nông thôn ( hào,lý, địa chủ, quan lại địa phương), các đồ đệ của lễ giáo phong kiến( thầy đồ, học trò); nó chế giễu các ạng thầy bà bịp bợm mọc lên như nấm trong một xã hội mà đời sống tư tưởng của nhân dân không ổn định; nó chỉ trích các thói hư tật xấu bành trướng trong một chế đọ suy tàn. Chuyện Trạng Quỳnh đả vào quan lớn, vua chúa, sứ giả “ thiên triều”, thần thánh, là một hợp tuyển truyền miệng của những sáng tác nhân dân phản phong có ý thức, với một nhân vật trung tâm và chủ động duy nhất và có tính chất nhất trí từ trước đến sau. Chuyện Trạng Quỳnh là đỉnh cao nhất của văn học trào phúng truyền miệng.
Trong văn học trào phúng thành văn có thơ của Hồ Xuân Hương. Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng xã hội và văn học độc đáo, đầy ý nghĩa, là sản phẩm của xu hướng giải phóng bản năng. Thơ Hồ Xuân Hương đập vào bọn vua chúa, quan lại, nho sĩ dốt nát, giả dối, dâm ô. Nó kéo cái mặt nạ uy nghiêm, bệ vệ, đạo đức của bọn chúng xuống, đẻ phơi trần bộ mặt thịt ra. Nó coi bọn “mày râu” , bon trượng phu, quân tử. Nó thường ám tỉ chuyện sinh lý, một đôi khi quá trón làm cho người đọc có độ lượng nhất cũng phải khó chịu, nhưng đó là tiếng nói phản kháng của bản năng bị dồn ep vì lễ giáo, luân lý, vì tính ích kỷ của người đàn ông.
Văn học trào phúng rõ ràng là sản phẩm của một xã hội trong ấy trật tự thống trị suy đồi, quần chúng nhân dân vươn lên mạnh mẽ, lấy lương tri chắc nịch của mình để phê phán mọi hiện tượng lạm quyền, hách dịch, giả dối, lố lăng, thất thế, v.v… bằng tiếng cười đả kích
Về thể tài, trong văn học thời kỳ này xuất hiện nhiều thể tài mới không có trong văn học thời kỳ trước. Vì sựu quật khởi của nhân dân, nội  dung và chủ đề trở nên phong phú và đa dạng, các thể tài cũ, chủ yếu là thơ thất ngôn, trở nên maacu thuẫ với nội dung, không phục vụ nổi nội dung mới. Yêu cầu tất yếu của văn học là làm cho thể tài sãn có càng có nhiều khả năng diễn đạt hơn và tìm thêm những thể tài mới. Nhũng cuộc thí  nghiệm thất bại không lưu dấu vết tất có nhiều, tuy vậy những thành công tồn tại cũng đủ xác định cái hiện tượng tìm tòi những khuôn khổ mới cả người đương thời.
Thể lục bát trong văn học thành văn thời trước chỉ thấy đôi câu tương truyền của Lê Đức Mao. Thiên nam ngữ lục ra đời sớm nhất là vào thế kỷ XVII. Vào thế kỷ XVIII, nhất là từ nửa sau thế kỷ , thể lục bát được dùng rất phổ biến và đã trở thành hầu như thể tài riêng để viết truyện. Trong ca dao đó là thể tài thích hợp cho thơ trữ tình, một đôi khi cũn dùng để tả cảnh, trào phúng. Nhưng với truyện nôm, lục bát đã được nâng lên mức có khả năng làm đủ mọi việc trong loại văn kể chuyện, nghĩa là mô tả, kể việc, ghi đối thoại trực tiếp, có khi giãi bày tâm sự, ý nghĩa của người viết.
Cùng với thể lục bát, thể song thất lục bát cũng phát triển và dược dùng vào các khúc ngâm, vãn..
Phạm Thái tìm trong văn học Trung Quốc các điệu từ khúc đem dùng vào sáng tác quốc âm để diễn tả tình yêu.
Trong các truyện nôm, người ta thấy có chen những bức thư (Phạm Công, Cúc Hoa), những đơn kêu, kiện(Trê, Cóc) viết bằng một thể thất ngôn đặc biệt: liền vần, vần trắc vần bằng nối tiếp  nhau.không theo niêm luật thơ Đường. Thể ấy được dùng một phần trong truyện Lưu Bình, Dương Lễ, trong Lục súc tranh công, trong các vở chèo truyền miệng. Nó đã trở thành thể điệu chính trong trong tuồng( nói lối)
Người ta sục sạo trong các thể văn khoa cử , cả trong ca xướng chuyên môn. Có những bài kinh nghĩa, văn sách nôm, tương truyền là của Lê Quý Đôn, viết rất đún luật cử nghiệp, nhưng chấp nối tài tình những ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ lưu hành trong dân gian. Thể phú đắc dụng nhất trong sáng tác quốc âm. Luật lệ khá rộng rãi của nó về vần và số câu, số chữ, làm cho nó trở thành một công cụ có nhiều khả năng diễn đạt được những tình cảm và ý nghĩ phức tạp: việc đối chữ, đối tiếng ở phú không phải là một trở ngại lớn mà nhiều khi còn giúp cho người ta nói sắc bén hơn. Vì vậy, thể phú từ đầu thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX cứ thế phát triển không ngừng và đã lưu lại cho ta những bài phú và văn tế (phần lớn văn tế làm theo thể phú) tả cảnh, trữ tình, tố cáo phong kiến, châm biếm có giá trị.
Ngành ca xướng chuyên nghiệp gọi là “hát ả đào” cũng đã giúp cho văn học thể tài hát nói khá thịnh hành từ Nguyễn Công Trứ trở về sau.
Với bài Khóc chị của Nguyễn Hữu Chỉnh và bài Tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, không vần,không niêm luật, không hạn câu, hạn chữ, dùng biền ngẫu cũng thỉnh thoảng và tùy nghi, chúng ta thấy văn xuôi nôm cơ hồ như muốn xuất hiện trong sáng tác văn học.
Ngôn ngữ văn học trưởng thành. Sáng tác tác phẩm quốc âm xuất hiện từ lâu, nhưng cho đến nửa đầu thế kỷ XVIII, có thể nói là ngôn ngữ văn học chưa trưởng thành. Mặc dù chúng ta thấy ngôn ngữ văn học ở thơ Nguyễn Trãi và ở một vài câu thơ lẻ tẻ của những người khác khá cao chúng ta vẫn chưa thể khẳng định là trong văn học bấy gờ đã hình thành một ngôn ngữ văn học làm cái chuẩn đích cố gắng chung của mọi người sáng tác. Lập trường của người cầm bút đương thời còn chao đảo, khi thì họ bắt chước văn chương cử nghiệp Trung Quốc, và lấy việc dùng nhiều danh từ, điển cổ làm tài, khi thì họ lạm dụng tiếng nói dân gian nguyên chất với tục ngữ ngạn ngữ của nó,thậm chí còn chưa học tập ngôn ngữ trữ tình của và có hình tượng của ca dao. Hai thiên hướng cố hữu này đành rằng không phải không rớt lại  ở thế kỷ XVIII, XIX; thời này vẫn còn tác phẩm mắc bệnh không tiêu hóa Hán văn và tác phẩm sao y ngôn ngữ dân gian, thậm chí có tác phẩm vướng cả hai tật, như Trinh thử. Nhưng với sự ra đời của của tác phẩm tiêu bieeruddaafu tiên của thời đại là Chinh phụ ngâm(bản tiếng Việt), nhất là sau đó với Truyện Kiều, người ta bắt gặp một đôi chỗ tác giả bắt chước vụng về, sống sượng, hoặc tập làm theo phuong pháp của nhà văn lỗi lạc mà không nắm được tinh thần. Nhưng căn cứ trên những thành tựu được quần chúng thưởng thức, và trên hướng cố gắng của nhà văn, chúng ta có thể nêu mấy điểm dặc sắc của ngôn ngữ văn học đã trưởng thành ấy là:
1.Hạn chế việc dùng danh từ và điển cố Trung Quốc nguyên sao.
2.Chọn lọc trong ngôn ngữ dân gian, học tạp cách diễn đạt ở ca dao, tục ngữ để rút ra những cái gì đạt nhất về tính hình ảnh và tính âm điệu.
3.Mượn những lời và chữ làm hàm súc và hoa mỹ của văn học Trung Quốc, nhất là trong thơ Đường, tiểu thuyết, đem diễn đạt qua tiếng Việt Nam, theo cách nói thuần thục tự nhiên nhất của ta, nhiều khi có thay đổi, phát triển rất sáng tạo.
4. Tác giả vận dụng kiến thức thẩm my về văn học Trung Quốc của mình để không ngừng nâng cao tính nghệ thuật của ngôn ngữ văn học ta.
Tóm lại, sự trưởng thành của ngôn ngữ văn học thế kỷ XVIII, XIX biểu lộ ở chỗ ngôn ngữ văn học ở đây kết tinh sự nhào nặn những nguyên liệu bác học hai hướng là cho ngôn ngữ văn học thuần thục dân tộc và đẹp đẽ, giàu sang, cứng cát hơn. – Tất nhiên để làm thành công việc ấy,để gây được cảm xúc nghệ thuật sắc sảo cho nhân dân, ý chí kiên định và tài năng sáng tạo của nhà văn đóng một vai trò quyết định.
Chúng ta hãy lây một vài thí dụ trong hàng nghìn. Hình ảnh cái lầu mfu xanh không có trong bộ mặt thành thị ta, con suối nước vàng không có trong tín ngưỡng ta, lầu xanh, suối vàng là những tiếng dịch các danh từ thanh lâu, hoàng tuyền của Trung Quốc, nhưng lầu xanh, suối vàng đã đi vào văn học ta, lại một cách tự nhiên, đến mức làm được cái việc danh từ tạo nên hình ảnh. Nguyễn Du không dùng điển cố dưới  ngôn ngữ bình thường một cách huyền diệu: “ Mắt xanh chưa để ai vào đó không ?” đã miễn cho người đọc cái công tra điển, vì cần gì đến điển Nguyễn Tịch đời Tấn mới hiểu câu ấy? Hơn thế, cái hình ảnh người con gái đẹp để chàng trai vừa ý vào cặp mắt xanh của mình vô cùng lý thú và tự nhiên hơn câu chuyện anh Nguyễn Tịch kiêu kỳ nọ.
Đè tranh tố nữ, Xuân Hương mở đề:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị xinh mà em cũng xinh.
Nói về chuyện phải nhân nhượng lẫn nhau, dung hòa ý người ý ta, Nguyễn Du viết:
Mà trong lẽ phải có người có ta.
Nguyễn Công Trứ bàn về chuyện lòng người không thể lường:
Có ai lặn lội đo mồm cá
Mà biết vuông tròn uống lưỡi câu?
Còn gì đẹp, tài tình mà vẫn tự nhiên như lời nói dân gian cho bằng mấy câu ấy?
Khi đọc:
Xông pha gió bãi trăng ngàn,
Tên reo đầu ngựa, giáo dan mặt thành.
(Chinh phụ ngâm)
Hay:
Rộng thương cỏ nội hoa hèn
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau?
(Truyện Kiều)
Người ta thấy câu thơ mô tả có tính chất hùng ca nọ và câu đối thoại nhún nhường tình tứ, làm ngây ngất lòng người anh hùng kia là những câu thơ Việt Nam rất đẹp đã được luyện qua cái lò bác học.
Thời đại kia đã qua, người xưa không còn nữa nhưng những cnahr sống den tối, đau buồn, những con người quằn quại hay vẻ vang, những ước mơ của nhiều thế hệ đã được tái hiện trong văn học . Người không còn, nhưng hình ảnh , hương sắc đương còn: đó là những tác phẩm thơ văn  vô cùng đẹp đẽ của thời ấy. Hình thành qua đấu tranh, nó phản ánh cái khí thế chiến thắng của quần chúng nhân dân trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, và mãi mãi sẽ là niềm tự hào của dân tộc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét