Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Đây thôn vĩ dạ – Hàn Mạc Tử
·        Đặt vấn đề
Trên bầu trời thơ mới, Hàn Mặc Tử nổi lên như một ngôi sao chói lọi diệu kì. Thơ ông mang diện mạo hết sức phức tạp và bí ẩn bởi sự đan xen của cả những gì bản thân thuộc thanh khiết, thiêng liêng nhất; cả những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. Tuy nhiên đằng sau thế giới hình ảnh phức tạp kia vẫn hiện rõ một người chan chứa lòng yêu sống. Ngay cả lúc linh hồn muốn rời bỏ trần gian để bay lên cõi siêu nhiên thì người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Nhưng đến Hàn Mạc Tử chúng ta không thể không nhớ đến “ Đây thôn Vĩ Dạ” ( Rút từ tập “đau thương”)
·        Thân bài
Xuất xứ: Theo lời của bạn bè và người thân nhà thơ kể lại khi làm ở sở đạc điền ở Qui Nhơn, Hàn Mạc Tử đem lòng yêu cô gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc mà chúng ta vẫn quen gọi là Hoàng Cúc. Đây là cô gái con nhà viên chức lại có vẻ đẹp dịu dàng kín đáo kiểu chân quê. Thực ra đây chỉ là mối tình đơn phương từ phía Hàn Mạc Tử. Khi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử coi sự kiện này như làng đi lấy chồng và đã gửi trọn lòng của mình trong tập “ Gái quê” với những vần thơ:
“ Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏi đá trắng
Ngồi lên để tha cái hồn thơ”
Khi nhà thơ mắc bệnh nan y, ông đã nhận được tấm thiệp kèm lời hỏi thăm của Hoàng Cúc. Thi sĩ đã viết bài thơ này để tặng cho cô gái
Một bài thơ chữ tình bao giờ cũng có một giọng điệu đặc trưng. Ở Đây thôn Vĩ Dạ đó là giọng điệu tha thiết. Tha thiết với người con gái anh thầm yêu, với cảnh Huế, người Huế và trên hết với cuộc đời. Những điều này đã biến tiếng nói nội tâm riêng tư của Hàn Mặc Tử trở thành tiếng lòng muôn đời của người trong cuộc đời. Điều này giải thích vì sao, gần 80 năm qua Đây thôn Vĩ Dạ luôn nằm trong tâm hồn của các thế hệ yêu thơ.
Khổ 1
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
Khổ thơ được mở đầu bằng những câu hỏi. Đây là câu hỏi mà nhà thơ hỏi chính mình, hỏi để khẳng định: về Vĩ Dạ, thăm lại chốn cũ người xưa là điều vô cùng thú vị. Câu hỏi mang sắc thái lời mời, lời trách,lời nhắc nhở trong câu hỏi, ta bắt gặp chất giọng ngọt ngào của xứ Huế được khắc họa rất thành công bởi câu thơ có 6/7 tiếng là thanh bằng. Câu thơ đưa ta về với một địa chỉ thân thương: Vĩ Dạ. Đó là một làng nhỏ nằm ở bờ Nam sông Hương cách tư tâm thành phố Huế bằng những hình ảnh tản bộ. Từ xưa Vĩ Dạ đã nổi tiếng với vẻ đẹp trầm lắng thanh tao của kiến trúc nhà vườn – những ngôi nhà xinh xinh như những bài thơ tư tuyệt ẩn hiện trong màu xanh lá không phải ngẫu nhiên, VĨ Dạ là nơi các quan chức Huế trước đây chọn làm nơi ở sau khi về hưu, là nơi các tao nhân mặc khách thường lui tới.
Ba câu thơ tiếp theo tập trung khắc họa cảnh vườn – nét đặc sắc riêng của không gian Vĩ Dạ:
“ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Câu thơ có hai chữ “nắng”, chữ “nắng” sau bổ sung và làm rõ nét nghĩa cho chữ nắng trước: Nắng mới lên là nắng mới bắt đầu cho một ngày. Ở thời điểm đó, những sắc xanh vừa mới được hồi sinh bóng tối đón nhận ánh nắng mới lên của bình minh thanh tân khôi, gợi nhắc lại những câu thơ của Tố Hữu:
            Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu
            Tàu cau non thấp thoáng muôn gợn xanh
            Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu
            Và chảy tan qua kẽ lá cành chanh
Hàn Mặc Tử  đã viết một câu thơ gợi ấn tượng về sự tinh khôi với vườn như
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Chữ “mướt” nói lên trạng thái óng ả mượt mà của cây lá đang độ phát triển non tơ. Một từ “quá” ở liền đó đã đẩy cảnh của nhân vật chữ tình lên đến độ cao nhất của cao trào gợi vườn thôn Vĩ Dạ như một viên ngọc không chỉ dời dợi sắc xanh mà còn tỏa vào không gian những sắc xanh.
“Lá trúc……”
Nét tài của thi sĩ đã gợi ra vẻ đẹp hài hòa gợi cảm: lá trúc (thanh), mặt chữ điền (vuông vức). Câu thơ còn gợi ra một quan niệm về cảnh đẹp đậm chất Á Đông: cảnh đẹp là sự hài hòa giữa người và thiên nhiên. “mặt chữ điền” là một biểu tượng phúc hậu có từ thuở ca dao:
            “ Mặt em vuông tượng chữ điền
            Da em thì trắng áo đen mặc ngoài
            Lòng em có đất có trời
            Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung
            Anh thương em không thương bạc thương tiền
            Mà anh thương cái khuôn mặt chữ điền của em”.
Ba câu thơ, mỗi câu là một chi tiết trong vườn. Tất cả hợp lại, ánh lên vẻ bình dị, cao sang, tươi tắn đầy sức sống
Bức tranh cảnh vật ấy chỉ có thể là sản phẩm của một tâm hồn yêu đời khao khát sống. Vậy mà khi viết những câu thơ này Hàn Mặc Tử đang mắc bệnh nan y, cảnh vật hết sức bi thương
            “ Tôi đang còn đây hay ở đâu
            Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu”.
Thậm chí, Hàn Mặc Tử còn ví mình là cung nữ bị bỏ quên
            “ Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa
            Trời ở trong đây chẳng có mùa
            Chẳng có niềm trăng hay ý nhạc
            Có những cung nữ nhớ thương vua”
Tấm bưu thiếp và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc với Hàn Mặc Tử thực sự là thuốc tiên dược để kẻ bất hạnh được nhìn đời bằng con mắt yêu đời khiến cái gì cũng biếc rờn, tươi non tràn đầy sức sống. Vĩ Dạ trở thành tín hiệu của cuộc đời trần thế ấm lòng tình người, về Vĩ Dạ là về với cuộc đời
Ẩn chứa bên trong bức tranh phong cảnh tươi đẹp là nỗi buồn man. Đầu từ “ai” (trong “vườn ai”) gợi một vẻ đẹp quá tầm tay, hành trình về Vĩ Dạ trở thành hành trình không thể thực hiện được.
Tiểu kết: Của nhận và đón nhận tình người với tất cả sự khao khát trân trọng. Đó chính là giá trị nhân bản thứ nhất của bài thơ này
Khổ 2
Tiếp nối mạch cảm xúc của khổ một, dường như ở khổ thơ thứ hai nhà thơ dành để đặc tả cảnh sông nước mây trôi xứ Huế:
            “ Gió theo lối gió, mây đường mây
            Dòng …..
Cảnh sông nước mang nỗi buồn li tán. Gió mây đôi ngả. Thi sĩ lãng mạn vốn nhạy cảm với sự chia li Hàn Mạc Tử trong cảnh ngộ riêng của mình đã thấy: sự chia li can thiệp vào những thứ vốn không thể chia li. Câu thơ đầu cho thấy: chữ “gió” đóng khung gió, hai chữ “mây” đóng khung mây, giữa gió và mây là hai sự chia lìa cách trở. Dòng nước sông Hương êm đềm từng đi vào câu thơ rất đỗi chân tình của Tố Hữu:
            “Hương Giang ơi! Dòng sông êm
            Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình”
Giờ đây chỉ còn dòng nước buồn thiu, nỗi buồn nhẹ nhàng sâu lắng, lặng vào tâm tưởng và chứa cả nỗi chán chường. Hoa bắp với màu sắc ảm đạm và động thái lay, gợi sự sống yếu ớt càng góp thêm vào cái u buồn sông nước
Cõi nhân gian ăm ắp sự sống, biêng biếc sắc màu đã nhường chỗ cho một vũ trụ lạc điệu, hiu hắt, vô sai, vẽ của tâm trạng tăm tối u buồn : thân bệnh – tâm bệnh. Đây chính là thực trạng thân phận của thi sĩ.
Khi nghệ sĩ lãng mạn buồn đời mà không chán đời: không tìm thấy sự đồng điệu trong cõi thực, nhà thơ đi tìm sự hài hòa trong cõi mộng:
            “Thuyền ai chở bến sông trăng đó
            Có chở trăng về kịp tối nay”
Những chi tiết thực (thuyền sông, trăng) đã góp phần tạo lên cảnh ảo: một con thuyền một dòng sông bọc trong trăng, vạn vật như rũ bỏ hết màu sắc đường nét phàm trần để thấm đẫm ánh trăng. Nó gợi cho ta nhớ đến câu thơ rất đỗi phong lưu của Nguyễn Công Trứ:
            “Gió trăng chứa một thuyền đầy
            Của kho vô tận biết ngày nào rơi”.
Và người đọc cũng không quên trong thơ Hàn Mặc Tử, trang là hình tượng luôn trở đi trở lại, là máu thịt là tài sản của thi nhân. Thi sĩ chẳng đã từng rao bán
            Ai mua trăng tôi bán trăng cho,
           Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.
Tuy nhiên bên trong bức tranh phong cảnh rất mộng ảo lại chứa đựng những từ ngữ cụ thể, mộc mạc: kịp- tối nay. “Tối nay” như thu bớt quỹ thời gian cho thấy một thực tại ngắn ngủi. Chữ “kịp” gợi cảm giác khắc khoải âu lo vì sợ muộn. Câu thơ thẫm đẫm cảm giác mong manh, chứa đầy linh cảm về sự mất mát lỡ làng.
Khổ thơ cho thấy cảnh chuyển từ rất xa rất nhanh - một đặc điểm của thơ Hàn Mặc Tử.
Dẫu cuộc đời lìa bỏ phũ phàng, vẫn níu kéo tha thiết cuộc đời, đó chính là thông điệp nhân văn của khổ thơ này.
·        Khổ 3
Những người con gái trong thơ Hàn Mặc Tử bao giờ cũng hiện thân cho vẻ đẹp thuyệt đỉnh của trần thế. Ở khổ thơ này cũng tập trung vào hình ảnh của thiếu nữ. Hình ảnh gần gũi thân thương của “em” đã trở thành nhân cách, xa vời, hư ảo. Để rồi tất cả chỉ còn lại trong:
            Áo em trắng quá nhìn không ra
Câu thơ như đã dẫn tới những cách hiểu khác nhau: do lần vào sương khói, đó là cách cực tả sắc trắng ở mức độ tuyệt đối, tận cùng. Cách hiểu thứ hai có vẻ hợp lý hơn cả. Hàn Mạc Tử vốn sành tả sắc trắng với một cảm quan đặc biệt.
Trong “Mùa xuân chín” là một sắc trắng đến nhức mắt:
            Chị ấy năm nay còn gánh thóc
            Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Nhà thơ quay trở lại với lòng mình
            “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
            Ai biết….
Trong mạch văn bản, “ở đây” không phải là Huế hay Quy Nhơn mà là nói đang có sự tái hiện của anh, nơi anh đang sống trong sự chia lia cách trở, để hướng về nơi ấy, cõi nhân gian ăm ắp sự sống, biêng biếc sắc màu, ấm lòng tình người mà còn ý thức được mình chỉ là kẻ đứng ngoài trong một bài thơ khác thi sĩ đã viết:
            Anh đứng cách xa nghìn thế giới
            Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
            Em cười anh cũng cười theo nữa
            Để nhắn hồn anh đã đến nơi
Giữa anh và nơi ấy là khoảng cách của sương khói: sương khói không gian, thời gian sương khói của mối tình vô vọng. Ở câu thơ cuối hai đại từ “ai” chỉ hai người trong mối quan hệ khăng khít. Tín hiệu tình người có nhưng chưa đủ để cứu rối linh hồn, nhất là những linh hồn bất hạnh. Nhà thơ mong cái tuyệt đỉnh của tình người: đậm đà. Câu thơ có chút hờn giận nhẹ nhàng, có phủ bòng hoài nghi và trên hết là sự ghi nhận một tấm lòng.
Khổ thơ là ba bức tranh phong cảnh: khổ một- bức tranh phong cảnh tươi sáng đầy sức sống, Khổ 2 – cảnh mộng ảo, Khổ ba – cảnh hư ảo. Ba khổ thơ đều chứa trong nó những câu hỏi. Vì thế âm điệu của những câu hỏi.
            Khổ một : khát vọng từ bên trong lại được tái hiện như một lời mời gọi từ bên ngoài
            Khổ hai: hy vọng vủa lóe sáng lập tức chuyển thành vô vọng
            Khổ ba: một ước vọng vừa lóe rạng ngời
·           Tổng kết
Gần 80 năm qua, Đây thôn Vĩ Dạ vẫn xanh tươi trong vườn thơ Việt Nam. Nó góp phần đưa Hàn Mặc Tử vào vị trí là một trong những đỉnh cao của Thơ mới. Với bài thơ này, ta hiểu vì sao Chế Lan Viên lại nhận xét: “Tôi dám chắc với các người rằng, sau này những gì tầm thường mực thiết kia sẽ tan biến đi, còn lại một chút gì của thời này đó là Hàn Mặc Tử”.



  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét